Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Khám phá những món đặc sản làm nên tên tuổi các nước

Du lịch các nước ngoài việc khám phá những kỳ quan xinh đẹp hay những khu di tích huyền ảo, trải nghiệm chắc chắn không thể bỏ qua chính là thưởng thức những món ăn đặc sản làm nên thương hiệu từng nơi.


Khám phá những món đặc sản làm nên tên tuổi các nước


Asado, Argentina và Chile


Asado

Asado chính là món thịt cừu xiên nướng vô cùng thông dụng ở Argentina nói riêng và khu vực Nam Mỹ nói chung. Thịt sẽ được sơ chế, nướng cả con trên than hoa. Phương pháp nấu này giúp món ăn ngấm gia vị, tỏa mùi thơm quyến rũ và mềm mại hơn. Còn ở Chile, người dân sẽ dùng gỗ sồi làm củi nướng thịt cừu trong khoảng 3 giờ cho đến khi chín đều.

Theo truyền thống ẩm thực ở Nam Mỹ, người đàn ông sẽ dùng dao cắt từng miếng thịt trực tiếp và dùng kèm rượu đựng trong túi da. Asado thường xuất hiện vào các dịp lễ hội đặc biệt cùng với bạn bè, gia đình. Họ cùng nhau quây quần bên bếp củi vừa ăn thịt uống rượu, vừa trò chuyện sôi nổi.

Wiener Schnitzel, Áo


Wiener Schnitzel

Món ăn này được xem là quốc hồn quốc túy của Áo, xuất hiện đầu tiên vào cuối thế kỷ 19. Thịt bê được thái lát mỏng, tẩm vụn bánh mì và rán giòn, bày ra đĩa cùng chanh, rau mùi, khoai tây hoặc cơm. Lớp bột phủ bên ngoài giòn tan, lớp thịt bên trong mềm và đậm đà tạo nên một sản phẩm tuyệt vời.

Moules-Frite, Bỉ


Moules-Frite

Món ăn gồm trai và khoai tây rán này có mặt ở nhiều quốc gia như Pháp và Mĩ, nhưng có hương vị ngon nhất phải nói đến nước Bỉ. Trai có thể được chế biến theo nhiều cách như nấu với rượu, bơ, rau thơm hoặc với nước cà chua), ăn cùng khoai tây rán giòn tẩm muối.

Đôi khi người dân sẽ có cách biến tấu để thực đơn được phong phú hơn như : Moules à la crème - rượu vang trắng được thay bằng bột và kem; Moules parquées - ăn kèm với nước sốt mù tạt; Moules à la bière - bia được nấu với trai thay cho rượu vang trắng.

Tiểu long bao, Trung Quốc


Tiểu long bao

Đây là món ăn phổ biến và nổi tiếng của Trung Quốc, đặc biệt là Thượng Hải. Phần nhân thịt thơm phức và nước dùng ngọt ngào bên trong, kết hợp với vỏ bánh mềm khiến du khách ăn mãi không thấy chán. Ban đầu nước súp sẽ được làm đông, nhồi vào bánh bao cùng thịt băm. Khi hấp, các bọc thạch sẽ hóa lỏng và tràn đầy trong phần nhân.

Tiểu long bao thường được đặt trên lớp giấy nến mỏng trong lồng hấp bằng tre nhỏ. Thực khách khi ăn phải nhẹ nhàng gắp miếng bánh vào thìa lớn tránh làm rách lớp vỏ mỏng để nước thịt tràn ra ngoài. Sau đó rưới lên miếng bánh một chút dấm hồng, gừng thái mỏng và từ từ thưởng thức.

Currywurst, Đức


Currywurst

Đây là tên gọi món xúc xích được hấp hoặc rán, ăn kèm tương cà ri và khoai lang chiên. Currywurst thường sẽ kết hợp thêm rau salad, khoai tây chiên kèm bánh mì. Xúc xích sau khi luộc chín sẽ được xào sơ với hỗn hợp sốt gồm mù tạt, dưa chuột muối, nước mắm, sa tế, mật ong,… đến khi ngấm gia vị thì sẽ được dọn ra đĩa và rắc ớt bột và bột nghệ lên bề mặt. Là món ăn vô cùng phổ biến nên du khách có thể thưởng thức món này hầu như khắp mọi nơi ở Đức. 


Xem thêm Đến Đức thưởng thức những món tráng miệng truyền thống

Sushi, Nhật Bản


Sushi

Nhắc đên xứ sở Phù Tang, chắc chắn chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến món sushi trứ danh. Để làm đươc một đĩa sushi đúng vị và đúng nghĩa không phải là một điều dễ dàng, đòi khỏi rất nhiều khâu chế biến. Nước dùng để nấu cơm phải là nước tinh khiết như vậy chúng ta mới có được những hạt cơm dẻo, thơm mùi gạo, không bị nát, độ mềm vừa phải tạo sự kết dính. 


Nguyên liệu hải sản phải tươi, nhất là lúc vừa bắt, như vậy độ ngậy và hương vị khi thưởng thức sẽ nguyên chất, không pha tạp. Ngoài ra, họ còn sáng tạo trong cách trang trí tỉa hoa quả, nắm cơm theo hình thù nghệ thuật, kết hợp màu làm từ nguyên liệu tự nhiên để món ăn thêm màu sắc và đa dạng hương vị.

Phô mai Paški sir, Croatia


Phô mai Paški sir

Đây là một loại phô mai cứng sản xuất từ đảo Pag, Croatia. Món phô mai này được sản xuất từ ​​một giống cừu nhỏ độc đáo, Paska Ovca - được biết đến với sản lượng sữa cực kỳ mặn và hạn chế. Paški sir ngon nhất khi ăn kèm với trái cây tươi như nho, prosciutto, mật ong hoa dại hoặc dầu ô liu. Món ăn này nổi tiếng tới mức được xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới và có giá cả cũng khá đắt đỏ. 

Nguồn Tổng hợp

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

10 thói quen gây sốc thế giới của người Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước có dân số đông nhất Thế Giới, hơn 1,3 tỷ người. Đây cũng là cái nôi của rất nhiều phong tục tập quán của người Châu Á. Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng tồn tại những hủ tục khắt khe, lạc hậu và một số phong tục ít được biết đến gây sốc thế giới.

10 thói quen gây sốc thế giới của người Trung Quốc

1. Hôn nhân ma là có thật


Người nước ngoài có thể thấy kỳ lạ nhưng theo luật lệ tại một số vùng nông thôn của Trung Quốc, nơi mà nghi thức hôn nhân giữa người chết và người sống vẫn còn tồn tại. Điều này xảy ra vì một số lý do mà một chú rể bị bệnh nan y có thể đính hôn. Góa phụ có thể tham dự một lễ cưới trong đó chú rể quá cố được đại diện bởi một con gà trống trắng.

2. Bó chân gót sen


Đôi chân gót sen có từ cuối thế kỷ 13 và hiện trở nên quá lạc hậu, lỗi thời. Việc quấn chân trong gạc để buộc những ngón chân siết chặt với nhau vào đôi giày gót sen nhỏ xíu. Thói quen này dẫn đến bàn chân bị biến dạng vĩnh viễn.

3. Một số thang máy tránh số 4


Người Trung Quốc rất mê tín, một số người sẽ tránh các cuộc hẹn đặt phòng vào thứ 6 ngày 13 và tránh số 4. Trong tiếng Trung số 4 được coi là rất xui xẻo, nó tượng trưng cho cái chết. Với suy nghĩ này, nhiều thang máy ở Trung Quốc loại bỏ hoàn toàn số 4 trên bảng điều khiển.

4. Màu trắng là màu của tang tóc


Nhiều người thường màu đen mới là màu của cái chết, nhưng ở Trung Quốc thì đó lại là màu trắng. Điều này thể hiện rõ trên trang phục tang lễ cho khách, người chết sẽ được đặt cùng với hoa màu trắng và phong bì tiền.

5. Bao lì xì là quà tặng phổ biến


Đối với sinh nhật, lễ tốt nghiệp và lễ mừng năm mới, bao lì xì chứa đầy tiền là món quà phổ biến. Đây là biểu hiện của sự may mắn và là phương tiện xui đuổi tà ma.

6. Từ chối


Nếu có một người Trung Quốc tặng bạn món quà, hãy từ chối lịch sự một vài lần, bạn nên ít tỏ ra háo hức, điều này sẽ ghi điểm về nghi thức xã giao. Từ chối món quà đầu tiên là dấu hiệu của sự tôn trọng và khiêm tốn.

7. Chó cưng


Thực tế này có vẻ kỳ lạ khi Trung Quốc là quốc gia có số lượng người tiêu thụ thịt chó rất lớn. Trong thực tế, có nhiều giống chó được đánh giá cao như một biểu tượng của địa vị trong tầng lớp trung lưu mới nổi. Chẳng hạn giống chó ngao Tây Tạng này, giá của nó cực kỳ đắt đỏ lên tới 1.280.000 USD.

8. Nước sôi mới là nước uống


Người Trung Quốc quan niệm nước nóng sẽ giúp phục hồi sức khỏe và giảm bệnh tật. Do đó, trong nhiều nhà hàng ở Trung Quốc, rất ít nơi cung cấp nước đá hoặc nước lạnh.

9. Facekinis


Người Trung Quốc thích có một làn da trắng, do đó khi đi ra ngoài họ sẽ trùm kín người. Do đó nếu bạn tặng họ một Facekinis, một dạng mặt nạ chống nắng thì họ sẽ rất vui.

10. Chia sẻ quả lê


Trong tiếng Trung, tiếng “chia sẻ một quả lê” có nghĩa là chia tách, nó được xem là một điềm xấu, dấu hiệu cho thấy tình bạn có thể xấu đi.


Nguồn: tổng hợp.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Thế giới đón Valentine đặc biệt thế nào?

Một mùa Valentine nữa lại đến. Để đón chào ngày này, người dân ở mỗi quốc gia đều có cách riêng thể hiện tình cảm với nửa kia của mình. Cùng đi một vòng thế giới và khám phá những điều thú vị về ngày lễ này nhé. 

Thế giới đón Valentine đặc biệt thế nào?

Nhật Bản

Ở Nhật, ngày 14/2 (Valentine đỏ) như những cô gái khác trên thế giới, phụ nữ Nhật sẽ tặng quà cho các chàng trai mình có tình cảm, thường là hoa, quà, chocolate. Ngoài người yêu, họ còn tặng chocolate cho đồng nghiệp nam, bạn trai thân thiết bình thường. Món quà này được gọi là giri choko (tạm dịch: Chocolate lịch sự) để bày tỏ sự quý mến.

Nhật Bản

Phụ nữ Nhật Bản thường rất e thẹn nên 14/2 là cơ hội để họ thể hiện tình yêu của mình. Họ tin rằng chocolate được mua ngoài tiệm không phải món quà ý nghĩa cho tình yêu đích thực, do đó họ sẽ tự tay làm chocolate.

Nhật Bản

Ngày 14/3 (Valentine Trắng), chàng trai nào đã nhận được món quà của cô gái vào ngày 14/2 sẽ phải "đáp lễ" lại cho cô gái ấy.

Anh

Anh là "cái nôi" của Lễ Tình nhân. Món quà truyền thống ở Anh vào Valentine không phải chocolate hay hoa hồng mà là những chiếc thìa bạc. Các đôi uyên ương thường trao nhau bộ thìa bạc được khắc biểu tượng chìa khóa và ổ khóa, tượng trưng cho việc gửi chiếc chìa khóa mở cửa trái tim mình cho nửa còn lại.

Anh

Ngoài ra, còn có phong tục phổ biến nữa là những đứa trẻ sẽ hát những bài có liên quan đến Lễ Tình nhân và người lớn sẽ thưởng cho kẹo, trái cây hoặc tiền cho chúng.

Pháp

Có lẽ bạn chưa biết, ở Pháp từng xuất hiện phong tục "rút thăm tình yêu" dành cho những người độc thân bất kể già, trẻ. Họ sẽ đi đến những ngôi nhà đối diện nhau và cất tiếng gọi từ cửa sổ bên này đến cửa sổ bên kia rồi sau đó sẽ kết đôi với người được chọn.

Pháp

Nếu người đàn ông cảm thấy không phù hợp với người phụ nữ mình chọn, anh ta sẽ bỏ đi. Các cô gái sẽ đốt lửa để thiêu cháy hình ảnh của người đàn ông đã bỏ đi và chửi rủa anh ta thật lớn.

Sau này, phong tục đó bị bỏ, bởi nó mang đến ác ý cho người tham gia nên chính phủ Pháp phải chính thức ban hành lệnh cấm triệt để. Ngày nay, vào Lễ Tình nhân, những người yêu nhau sẽ dành trọn thời gian bên một nửa của mình và làm những điều họ thích.

Đức

Lễ Tình nhân trong tiếng tiếng Đức là Valentinstag. Chú lợn là biểu tượng may mắn và ham muốn ở đất nước này. Các mặt hàng trang trí hình lợn được tìm thấy ở khắp nước Đức. Quà tặng ở Đức vào Valentine khá phổ biến với những ký hiệu tình yêu cùng lời nhắn yêu thương, đặc biệt là các cây kẹo mút có khắc lời ngọt ngào.

Đức

Ngoài ra, người Đức cũng làm những bánh quy gừng với thông điệp tình yêu phủ bên trên. Có thời gian người Đức cũng chọn đúng ngày Valentine cho lễ rửa tội hay kết hôn của mình. Buổi lễ thường được trang hoàng đơn giản, chủ yếu là các bài thơ hay và ý nghĩa được trình bày bằng tranh minh họa.

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha

Ở xứ Valencia, Tây Ban Nha, ngày lãng mạn nhất trong năm là ngày 9/10, cùng dịp họ ăn mừng Ngày kỷ niệm Hội đồng Valencian và Ngày của Thánh Dionysius (Thánh Dionís) - người dân địa phương còn gọi là vị thánh bảo trợ của tình yêu.

Các lễ hội, diễu hành được tổ chức hoành tráng. Phái mạnh sẽ tặng người yêu món Mocadora, bánh hạnh nhân như biểu tượng của tình yêu. Ở Tây Ban Nha, theo truyền thống Lễ Tình nhân, đàn ông sẽ nhận quà là sách, trong khi phụ nữ được tặng hoa hồng.

Italy

Italy

Valentine ở Italy có thời gian được gọi là Ngày lễ mùa xuân. Theo phong tục cổ xưa, vào Lễ Tình nhân, nam giới ở nước này sẽ chuẩn bị cỗ xe đẹp nhất cùng người yêu dạo phố Các đôi tình nhân Italy tặng nhau một loại chocolate có tên là "Baci Perugini". Đây là loại chocolate hạt dẻ được bọc bằng giấy bạc in những câu thơ tình nổi tiếng, lời tỏ tình hay các thông điệp tình yêu

Bên cạnh hoa và chocolate, người Italy còn tặng những món quà rất đắt giá khác cho người phụ nữ của mình như nước hoa, trang sức kim cương.

Trung Quốc

Trung Quốc

Lễ tình nhân truyền thống của người Trung Quốc lại rơi vào 7/7 Âm lịch, gắn liền cùng chuyện tình của chàng Ngưu Lang chăn trâu và nàng tiên Chức Nữ dệt vải. Mối tình của họ bị phản đối nên chỉ gặp nhau đúng ngày 7/7 nhờ đàn quạ xếp hình cầu bắc ngang sông (cầu ô thước). Vẫn theo tích xưa truyền lại, người Trung Quốc coi ngày thất tịch là Valentine của riêng mình.

Trong ngày này, các cặp uyên ương sẽ cùng nhau lên chùa cầu Phật và mang về một cành hoa huệ trắng. Họ quan niệm hoa của ai héo trước thì người đó yêu ít hơn. 


Hình ảnh: Internet
Tổng hợp

Chiêm ngưỡng những ngọn núi đẹp nhất hành tinh

Những tuyệt tác thiên nhiên này chắc chắn sẽ khiến bất cứ vị khách du lịch nào cũng phải choáng ngợp bởi vẻ đẹp có một không hai và vô cùng kỳ vĩ. 


Chiêm ngưỡng những ngọn núi đẹp nhất hành tinh

Vinicunca, Peru 

Vinicunca

Núi cầu vồng Vinicunca nằm trong dãy núi Andes, phía đông nam của thành phố Cusco, tỉnh Canchis, Peru. Trong tiếng địa phương thì Vinicunca có nghĩa là "ngọn núi bảy màu" cái tên này bắt nguồn từ những màu sắc bắt mắt mà nó sở hữu. Do ảnh hưởng từ các mỏ khoáng sản, mỗi đỉnh núi trong khu vực được bao phủ bằng nhiều dải màu sắc xen kẽ như xanh pastel hiền hoà, đỏ mãnh liệt, xanh lá cây, hồng và vàng rực rỡ. 

Để đặt chân tới ngọn núi Vinicunca đầy màu sắc này, du khách phải leo núi Ausangate và đi vòng quanh đỉnh núi rộng lớn rộng lớn, hành trình thông thường phải mất tới 6 ngày. Nhưng đổi lại, đó có thể là những trải nghiệm để đời với bức tranh cầu vồng sống động dần hiện ra trước mắt thật ngoạn mục. 

Kirkjufell, Iceland 

Kirkjufell

Nằm trên bờ biển phía bắc của bán đảo Snæfellsnes, trong một ngôi làng đánh cá có tên là Grundarfjordur. Mặc dù độ cao chỉ có 460 mét, Kirkjufell là ngọn núi vô cùng nổi tiếng của đất nước Iceland. Đỉnh núi núi có hình dạng độc đáo, trông giống như đang nổi lên từ đại dương, kết hợp cùng những thác nước xung quanh khiến cảnh quan nơi đây thêm phần hùng vĩ. Ngoài ra, Kirkjufell còn được sử dụng làm địa điểm quay phim cho các mùa 6 và 7 trong chương trình truyền hình nổi tiếng "Game of Thrones". 

Matterhorn, Thụy Sĩ 

Matterhorn

Ở độ cao hơn 4.500 m trên biên giới giữa Thụy Sĩ và Italy, Matterhorn là một trong những đỉnh núi nổi tiếng nhất dãy Alps. Tuy không có độ cao vượt trội nhưng địa hình độc đáo của ngọn núi đã khiến nó trở thành niềm tự hào của đất nước. Matterhorn giống như một kim tự tháp với bốn mặt hình tam giác hội tụ lại một đỉnh. Các cạnh của ngọn núi được thiên nhiên đẽo gọt khéo léo sắc sảo và đẹp mắt. Từ trên đỉnh Matterhorn, bạn sẽ thấy mọi ngõ ngách dưới thị trấn Zermatt với những ngôi nhà gỗ cổ xưa lung linh trong ánh đèn đêm trông hệt như khung cảnh trong câu chuyện cổ tích. 


Dolomites, Italy

Dolomites

Dolomites đã được đưa vào danh sách di sản Thế Giới bao gồm 18 đỉnh núi thuộc vùng núi phía bắc Italy, trong đó có những ngọn núi cao khoảng 3,000 m. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây vô cùng đẹp mắt với những bức tường đá dốc đứng, uốn lượn, gần đó là hồ Braies - được ví như “Ngọc trai giữa Dolomite”. Phía dưới chân núi là những thung lũng hẹp, sâu và dài độc đáo; rải rác những mái nhà nhỏ xinh, thơ mộng. 

Rainier, Mỹ 

Rainier

Là một ngọn núi lửa đang hoạt động, nằm ở đông nam thành phố Tacoma, Washington. Nơi đây có hệ sinh thái phong phú với nhiều loài động vật cùng đồng cỏ hoang dã dưới chân núi và rừng cây bao quanh sườn núi. 

Cả ngọn núi nằm gọn trong công viên quốc gia Rainier. Công viên này mở cửa cả đêm để du khách có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi và ngắm vòm trời rực sáng sau hoàng hôn. Vạn vật thể từ nhỏ đến lớn đều in bóng xuống mặt đất khi có ánh sáng chiếu vào. Nhưng kỳ lạ, bóng của đỉnh Rainier lại đổ lên những đám mây trên trời cao. Khi những vì tinh tú bắt đầu xuất hiện, khung cảnh xung quanh bỗng nổi bật giữa những vì sao huyền ảo. 

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà, Trung Quốc 

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà

Tọa lạc tại tỉnh Cam Túc, có diện tích 510 km2; công viên là một trong những khu vực địa mạo đẹp nhất ở Trung Quốc. Những dãy núi đầy màu sắc ở đây được tạo thành từ các lớp khoáng chất và đá sa thạch đỏ và trầm tích ép vào nhau trong hơn 24 triệu năm. Theo thời gian, các lớp đá bị bào mòn, để lộ ra những đường vân màu lạ thường cũng như tạo nên địa hình lởm chởm đặc biệt với các khe núi, cột đá, khe suối, thác nước, thung lũng tự nhiên cùng các mảng màu lung linh. Năm 2010, Đan Hà được UNESCO công nhận là di sản thế giới và trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc.

Nguồn Tổng hợp

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Những ngôi làng đẹp như cổ tích trên thế giới

Cuộc sống vội vàng, tấp nập nơi phố thị đôi khi khiến con người ta tìm về những vùng quê yên bình để tận hưởng bầu không khí trong lành. Trên thế giới cũng có những ngôi làng mà khi đặt chân đến đây, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào câu chuyện cổ tích.

Những ngôi làng đẹp như cổ tích trên thế giới

Đan Mạch, Anh, Tây Ban Nha, Hy Lạp,... là những đất nước sở hữu những ngôi làng đẹp cổ kính, trường tồn với thời gian. Nếu có dịp du lịch đến những nước này, bạn đừng bỏ lỡ những cái tên dưới đây nhé.

1. Gasadalur, Đan Mạch


Ngôi làng nhỏ này thuộc quần đảo Faroe của Đan Mạch. Vị trí của nó cũng khá đặc biệt khi nằm ngay rìa một vách đá cao, được bao quanh bởi những dãy núi cao sừng sững, một mặt giáp với biển. Cuộc sống có phần biệt lập tại Gasadalur khiến ngôi làng này chỉ có dân số ngót nghét 20 người. Nhưng đây cũng chính là lý do khiến ngôi làng vẫn luôn giữ được nét hoang sơ, độc đáo lâu đời nay.


2. Bibury, Anh


Được nhà thiết kế nổi tiếng William Morris miêu tả là "ngôi làng đẹp nhất nước Anh", Bibury chắc chắn sẽ không làm du khách đến đây phải thất vọng. Tọa lạc bên bờ sông Coln thơ mộng thuộc quận Gloucestershire, Bibury cho đến nay vẫn giữ được những ngôi nhà đá từ thế kỷ thứ 17. Theo một khảo sát, đây là một trong những ngôi làng được chụp ảnh nhiều nhất tại Anh.

3. Juzcar, Tây Ban Nha


Màu xanh này có khiến bạn liên tưởng đến nhân vật hoạt hình nào không? Chính xác thì đó chính là màu xanh của Xì Trum nổi tiếng. Ban đầu, ngôi làng được sơn màu xanh để làm bối cảnh cho bộ phim Smurfs 3D. Nhưng sau khi bộ phim kết thúc, dân làng vì quá yêu thích nên đã không cho hãng sản xuất "trả lại hiện trạng ban đầu". Cũng từ đây, ngôi làng trở thành điểm tham quan nổi tiếng mà khó du khách nào có thể bỏ qua khi đến Tây Ban Nha.

4. Oia, Hy Lạp


Ngôi làng nhỏ Oia tọa lạc trên đảo Santorini ở Hy Lạp từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp như tranh vẽ. Tông màu trắng chủ đạo khiến ngôi làng gần như trở thành đặc trưng mỗi khi người ta nghĩ đến Oia. Do nằm trên núi nên muốn tiến vào trung tâm Oia, du khách cũng phải nhọc công leo bộ con đường ngoằn nghèo để tiến về phía đỉnh. Từ đây, bạn có thể thả tầm mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của núi Caldera nổi tiếng hay biển xanh lộng gió.

5. Giethoorn, Hà Lan


Đến Giethoorn, du khách sẽ được thả hồn vào một không gian xanh đúng nghĩa. Ở đây chẳng khác gì xứ cổ tích với những người thành phố bởi Giethoorn không có khói bụi của xe cộ. Thay vào đó là những con kênh ngoằn nghèo chạy dài quanh đường làng. Lững thững trên con thuyền thăm thú quanh ngôi làng hẳn sẽ thú vị hơn nhiều việc ngồi xe hơi phải không?

6. Marsaxlokk, Malta


Nằm phía Đông Nam Malta, Marsaxlokk là làng chài có truyền thống lâu đời. Nói đến làng chài, hẳn ai cũng sẽ nghĩ cảnh những con thuyền xấu xí, tanh ngòm mùi cá biển. Nhưng ở Malta, những "Luzzus" (tên chiếc thuyền) được khoác lên vô vàn "bộ cánh" sặc sỡ khiến ai nhìn vào cũng phải nghĩ đây hẳn là điểm nghỉ dưỡng chứ chẳng phải một làng chài.

7. Làng Cầu Vồng, Đài Loan - Trung Quốc


Đúng với tên gọi "cầu vồng", du khách đến đây hẳn sẽ phải rối mắt bởi đủ thứ màu sắc trên tường ngôi làng này. Ban đầu, làng Cầu Vồng không pha trộn nhiều màu sắc. Nhưng do kế hoạch tái phát triển, nhiều người bỏ làng đi khiến nơi đây trở nên u buồn, tẻ nhạt với chỉ khoảng 11 hộ dân còn sót lại. Huang Yung-Fu, một cựu quân nhân, đã nảy ra ý tưởng vẽ những bức tranh trên tường để giúp Cầu Vồng thoát khỏi cảnh buồn bã như vậy. Đến nay, thành quả của ông đã giúp ngôi làng trở thành địa điểm cực hút khách ở Đài Loan.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Vào mỗi dịp năm mới, người dân các nước châu Á đều chế biến các món ăn độc đáo, công phu để mừng năm mới, hy vọng một năm tốt đẹp, rực rỡ.

Các món ăn cổ truyền vào dịp năm mới của các nước Châu Á

Nhật Bản


Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm xúp Ozoni (được nấu khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà), mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày… được xếp trong một hộp hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen.

Sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng Năm Mới. Lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đó là ăn các món Osechi sau khi cúng thần năm mới.

Hàn Quốc


Đến Hàn Quốc mỗi dịp năm mới, bạn sẽ được nghe đến những cái tên như ttok kuk, gakkimchi, rượu Gui Balki, hay các món ăn khác: bánh bao, bánh pin-dae-ttok (bánh tráng kếp đậu xanh) và su-jong-gwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu pân nấu bằng gạo. Người Hàn Quốc cho rằng, ngày Tết ăn ttok kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát Ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa.

Trung Quốc


Nước Trung Quốc tập trung nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc gìn giữ những phong tục, món Tết riêng. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Hoa ở Quảng Đông thường chuẩn bị các món như: Bánh tổ tượng trưng cho “niên niên cao thăng” (năm mới tốt hơn năm cũ), giò heo trước nấu đậu phộng hay còn gọi là món “hoàng chòi chầu xẩu” với mong muốn tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm được, món tôm lăn bột tượng trưng cho niềm vui và tiếng cười sẽ rộn rã khắp nơi, món gà ngậm hành với mong muốn sang năm mới mọi việc đều tốt đẹp…

Malaysia


Món ăn phổ biến vào dịp Tết của Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.

Indonesia


Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah, họ thường ăn món bánh gần giống như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín. Nói chung, các món ăn của người Indonesia thường khá cay và nồng, đặc biệt, cũng như Việt Nam, cơm là thực phẩm chính không thể thiếu tại đảo quốc này.


Ấn Độ


Trong ngày Tết (ngày Lễ hội ánh sáng – Diwali diễn ra khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 hằng năm), món ăn không thể thiếu là sữa nóng, bánh xốp, bánh ngọt và bánh sôcôla. Các món bánh ăn trong ngày Tết thường không có chất béo và không làm từ trứng. Ngoài ra, người Ấn Độ thích ăn các loại trái cây đắng trong ngày Tết để cầu may mắn vì họ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ quấy phá việc làm ăn.

Thái Lan


Tom Yum Koong là một món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống của Thái Lan. Đây chính là món canh may mắn được để giữa mâm cơm mang đến những bữa ăn ngon, đầy hương vị. Nó cũng được xem là món ăn "linh hồn” của bữa cơm sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại. Tom Yum Koong chính là món súp tôm chua cay với dừa non mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái.


Lào


Trong mâm cỗ Tết của người Lào nhất định phải có món lạp. Trong tiếng Lào, lạp có nghĩa là lộc. Lạp có thể làm bằng thịt lợn, gà, bò, chim, cá… Trong mỗi gia đình, món lạp thường được làm rất công phu bởi quan niệm lạp không ngon nghĩa là năm mới làm ăn xui xẻo. Lạp được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem tặng nhau món lạp với hi vọng năm mới có nhiều lộc.

Campuchia


Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.

Bài đăng phổ biến