Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Gọi tên những món mì siêu ngon trên thế giới

Nếu bạn là một tín đồ chính hiệu của món mì, thì đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những bát mì siêu ngon, siêu nổi tiếng trên thế giới. Hãy nhanh chân đến du lịch tại các nước sau đây để thưởng thức món mì ngon và có cảm nhận cho riêng mình bạn nhé.

Gọi tên những món mì siêu ngon trên thế giới

Pasta, Ý

Pasta, Ý

Đất nước của những vũ điệu Pasta không thể vắng mặt trong số những quốc gia có món mì ngon nhất thế giới. Trước đây, mì Ý truyền thống được xào với sốt cà chua, thịt bò bằm, hành tây xắt lựu, được xem là món ăn hàng ngày của những người thuộc tầng lớp bình dân cho đến trung lưu. Ngày nay, để tăng thêm sự phong phú cho món ăn, mì Pasta đã được chế biến với nhiều hương vị khác nhau.

Mì Ramen, Nhật Bản

Mì Ramen, Nhật Bản

Sợi mì ramen được làm từ lúa mì và một bát mì Ramen có thể kết hợp với nhiều loại nước dùng cũng như phần nguyên liệu để bên trên khác nhau, khi đến Nhật Bản ghé vào các nhà hàng bạn có thể thưởng thức nhiều loại mì Ramen khác nhau.

Ramen kết hợp với nước dùng từ thịt bò, thịt gà, cá, tương miso và rong biển. Còn các nguyên liệu đi kèm (phần để bên trên bát) thì gần như nhiều vô kể, chẳng hạn thịt bò, thịt gà, tôm, cá, trứng, đậu phụ, bạch tuộc, rau xanh, giá đỗ và nhiều hơn thế.

Mì lạnh Naengmyeon, Hàn Quốc

Mì lạnh Naengmyeon, Hàn Quốc

Naengmyeon có nhiều loại được biến tấu khác nhau, tuy nhiên điểm chung là sợi mì rất đặc biệt màu nâu, nhỏ, dai, dài và không dính vào nhau. Một bát mì Naengmyeon thường gồm một vắt mì và nước dùng ngập khoảng 2/3 vắt mì. Bên trên là vài lát thịt heo, một miếng trứng luộc, dưa leo thái sợi, lê, tương ớt và vài viên đá lạnh. Nước dùng Naengmyeon có vị chua của kim chi, vị ngọt nước luộc thịt, vị cay của tương ớt và nhất là cảm giác lạnh mát của đá trong nước dùng.

Mì sốt nấm Stroganoff, Nga

Mì sốt nấm Stroganoff, Nga

Món Stroganoff của Nga được biết đến như một món chế biến với bò, nhưng phiên bản chay này cũng cực kỳ hấp dẫn. Hương vị đậm đà trong món chay được tạo nên bởi nước ngâm từ nấm thịt porcinis dùng xào nấm cremini, hành tây và cải xoăn đến cạn nước sẽ thêm rượu vào.  Nước sốt được làm từ kem chua, bơ và nước luộc pasta được rưới lên mì trứng.

Mì qua cầu Vân Nam, Trung Quốc

Mì qua cầu Vân Nam, Trung Quốc

Đây là một trong những món ăn nổi tiếng nhất đến từ tỉnh Vân Nam. Đằng sau tên của món ăn là một câu chuyện ngọt ngào về tình nghĩa vợ chồng. Mì qua cầu gồm các nguyên liệu chính là nước dùng gà bổ dưỡng, mì gạo, thịt và rau xắt nhỏ cùng nhiều loại gia vị đặc biệt. Mì qua cầu là một trong những món ăn được ưa thích nhất của Vân Nam và thực khách có thể được tìm thấy món ăn này ở khắp mọi nơi từ các nhà hàng cao cấp đến các quán ăn ven đường.

Tổng hợp


Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Món ngon Bắc Kạn, một lần ăn nhiều ngày luyến

Ngoài cảnh đẹp non nước hữu tình của hồ Ba Bể thu hút khách du lịch, Bắc Kạn còn có những đặc sản khiến bước chân lữ khách phải lưu luyến.

Món ngon Bắc Kạn, một lần ăn nhiều ngày luyến

Bánh pẻng phạ

Bánh pẻng phạ

Bánh pẻng phạ thường xuất hiện trong dịp người Tày vùng Ba Bể đón mừng năm mới hay lễ hội xuống đồng. Hình dáng chiếc bánh không có gì đặc biệt, viên bánh tròn tròn cỡ trái nhãn lồng.

Bên ngoài có lớp bột trắng che lớp bột nâu bên trong. Bánh pẻng phạ là một trong những món ăn truyền thống của dân tộc Tày để dâng trời đất.

Bánh pẻng phạ chế biến không cầu kỳ nhưng mùi vị thơm ngon. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo nếp được nhào với nước chè mạn pha đặc để lấy màu nâu và vị chát, một chút rượu trắng cho dậy mùi.

Măng vầu

Măng vầu

Rừng Bắc Kạn có rất nhiều loại măng như: măng tre, măng trúc, măng nứa, măng mai… nhưng nếu nói là đặc sản phải kể đến thứ “măng vầu” hay còn gọi là “măng đắng”. Theo kinh nghiệm của những người đi hái măng, vào đầu vụ những mầm măng vầu mới nhú còn có vị ngọt xen lẫn vị hơi hơi hơi đắng, còn từ sau tháng 2 Âm lịch, măng lại chuyển sang vị đắng gắt hơn.

Bắc Kạn, người ta có thể chế biến măng thành rất nhiều món ngon nhưng hấp dẫn hơn cả có lẽ là măng luộc chấm mắm tôm chanh ớt. Những người sành ăn măng thì hay chọn ăn loại măng luộc thật đắng vì như vậy mới cảm nhận hết được sự thú vị của món ăn này. Cái cảm giác đắng, chát cứ mất dần khi nhai kỹ, thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ.

Bánh ngải

Bánh ngải

Mỗi dân tộc đều sáng tạo ra những loại bánh có hương vị khác nhau, có một loại bánh mà chỉ người Tày mới có đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.

Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng.

Phở chua

Phở chua

Nhắc đến phở chua Bắc Kạn, rất nhiều người tò mò về nguyên liệu cũng như hương vị của món ăn. Nguyên liệu và cách chế biến của món phở chua rất đơn giản gồm có bánh phở được phơi nắng cho se lại, miến dong chao qua mỡ, thịt ba chỉ, hành phi, đậu phộng rang, các loại rau thơm, dưa chuột, giấm, đường…

Cách chế biến cũng cực kỳ đơn giản. Sau khi chuẩn bị xong hết những nguyên liệu khô, người dân sẽ chuẩn bị phần nước sốt với tỏi băm, giấm, đường, nước mỡ. Nước sốt nấu cho sệt lại và đem trộn với những nguyên liệu đã chuẩn bị trước. Món phở chau vừa ngon, vừ mát, giải ngấy, đây chính là nét riêng trong văn hóa ẩm thực của người dân Bắc Kạn và cũng là điều khiến thực khách mê mẩn.

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến, một loại đặc sản quý của ẩm thực dân tộc Tày. Người Tày truyền miệng rằng, bánh ra đời từ câu chuyện kén rể của một gia đình Tày xa xưa, có cô con gái rất xinh đẹp và kén rể bằng một loại bánh ngon, lạ. Rất nhiều chàng trai mang các loại bánh ngon, làm từ sơn hào hải vị đến ra mắt, nhưng không vừa lòng gia đình. Còn chàng trai nghèo không có tiền mua cao lương, mỹ vị để làm bánh thì lại nghĩ ra món bánh làm từ trứng của kiến và bột gạo. Món bánh hết sức bình dân đó lại được lòng mọi người, chàng trai đã lấy được cô gái. Từ đó, người Tày làm bánh trứng kiến trong những dịp lễ quan trọng. Vì vậy, không phải lúc nào cũng có thể được ăn bánh trứng kiến mà phải tin dịp lễ hoặc nhà có khách quý.

Để làm ra những chiếc bánh, đòi hỏi rất nhiều công phu. Bà con người Tày phải lên nương, lên núi để lượm trứng kiến, có khi cả mất cả ngày trời chỉ lượm được một, hai bát nhỏ, vì giờ kiến không nhiều nữa. Trứng kiến là trứng của kiến lành, làm tổ trên thân cây rừng. Trứng to bằng hạt gạo tẻ, có màu trắng sữa, căng mọng. Sau khi rửa qua, trứng kiến được rang chín, trộn gia vị, thịt băm, lạc rang và vừng để làm nhân bánh. Bột bánh làm từ gạo nếp pha thêm chút gạo tẻ, xay nhuyễn, nhào dẻo, dát mỏng, nhồi nhân, rồi nặn thành hình vuông, bọc vào lá vả, đem hấp chín. Lá bọc bánh chỉ dùng lá vả, lấy lá bánh tẻ, bỏ phần gân và cuống lá đi, gói bên ngoài bánh.

Khi ăn bánh, người ta ăn cả phần lá vả kèm với bánh. Bánh có vị rất lạ, dẻo mềm, thơm của gạo nếp nương hòa với vị thanh mát, hơi ngái của lá vả, vị béo ngậy đậm đà của trứng kiến, tạo nên hương vị tuyệt vời.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Giận tím người vì 6 món ăn.. quá ngon không thể cưỡng được ở Quy Nhơn

Ngoài thắng cảnh đẹp với biển cả hoang sơ hòa vào nắng gió làm say lòng biết bao du khách, thì Quy Nhơn còn nức tiếng với vô số các quán ăn ngon khiến người lữ khách cảm thấy hối tiếc đến “giận tím người” nếu không được thưởng thức hay vô tình bỏ qua.

Giận tím người vì 6 món ăn.. quá ngon không thể cưỡng được ở Quy Nhơn

Nem chua nướng

Nem chua nướng

Chẳng có gì mới lạ, nhưng nem chua nướng chính là một trong những món ăn đặc biệt nhất mà bạn nên thử khi đặt chân đến Quy Nhơn. 

Được chế biến từ thịt heo nạc giã hoặc say nhuyễn và trộn đều với mỡ hạt liệu cùng các gia vị như muối, tiêu, đường, tỏi… rồi vo thành các viên tròn tròn, dài vừa ăn, kẹp vỉ hay xiên que và nướng trên bếp than hồng.

Cuốn miếng nem nướng với bánh tráng, rau sống, thêm dưa leo, khế hay xoài xanh rồi thả ngập trong bát nước chấm, hương vị tuyệt vời của chúng thật khiến người ta phải xao xuyến.

Địa chỉ: Các hàng ăn vặt trên đường Phan Bội Châu

Bánh xèo tôm nhảy

Bánh xèo tôm nhảy

Ngay từ tên gọi, “bánh xèo tôm nhảy” đã gợi được sự tò mò, hứng thú của thực khách. Món ăn có cái tên như vậy bởi nguyên liệu đặc biệt để tạo nên món bánh xèo hấp dẫn chính là những con tôm đất đỏ au tròn mẩy, mới đánh bắt lên còn nhảy đành đạch.

Từ đầu phố đã nghe thấy tiếng xèo xèo vui tai và mùi thơm lừng đặc trưng của bột gạo. Sự khác biệt từ mùi vị cho đến phần nước chấm rất riêng của mình đã khiến cho món bánh xèo ở Quy Nhơn trở nên đặc biệt hơn. 

Cùng bánh tráng cuốn xèo với rau mầm, xoài xanh, dưa leo… chấm vào bát nước mắm… từ từ cho vào miệng, sự giòn tan của lớp vỏ, vàng ruộm bọc lấy lớp nhân tôm tươi ngon cùng mùi thơm của các loại rau ăn kèm khiến người ăn đã no căng bụng rồi mà vẫn chưa muốn dừng lại.

Địa chỉ: 
• 205 Nguyễn Thị Minh Khai
• 93 Hoàng Hoa Thám
• 17/14/6 Đinh Bộ Lĩnh
• 70 Xuân Diệu

Bún chả cá

Bún chả cá

Sự độc đáo của món bún cá ở đây chính là cách làm bún, chả và cách chế biến nước dùng. Chả cá được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị khác nhau. Còn sợi bún làm bằng bột gạo pha với bột mì, khi chín có độ dai và màu trong rất lạ. Nước dùng chủ yếu nấu bằng xương cá, đầu cá tạo ra vị ngọt thanh thanh, ăn kèm với đủ loại rau xanh gồm: xà lách, hành, ngò, rau muống chẻ, bắp chuối để lại cho người ăn cảm giác khó quên.

Địa chỉ:
• Bún cá Ngọc Liên: 379 Nguyễn Huệ
• Bún cá Thanh Ngân: Lô 43 – 44 Nguyễn Thị Định

Trứng vịt lộn chiên nước mắm

Trứng vịt lộn chiên nước mắm

Ngoài luộc và xào me, ở Quy Nhơn còn có món vịt lộn chiên mắm khá lạ miệng. Trứng được luộc chín, bóc sạch vỏ, đảo qua một lớp bột tẩm rồi cho vào chảo dầu để chiên giòn. Sau đó, người bán sẽ cho trứng sang một bếp khác để trộn cùng hỗn hợp rau củ và nước mắm. Nhấn nhá topping đậu phộng, hành phi và rau răm làm nhiều người mê mẩn. Có thể nói đây là một trong những món ăn vặt Quy Nhơn được nhiều người yêu thích nhất. 

Địa chỉ: Các hàng ăn vặt trên đường Nguyễn Hữu Thọ

Bánh tráng kẹp

Bánh tráng kẹp

Gây ấn tượng với độ giòn thơm và đa dạng về hương vị. Lớp bánh mỏng giòn được phết đều ruốc, thịt, hành phi... Điểm nhấn của món ăn này là trứng cút ốp la bên trên. Khi ăn, thực khách có thể cảm nhận được sự hòa quyện từ lớp bánh giòn tan cùng vị béo ngậy của trứng, thịt đậm đà, ruốc mằn mặn và mắm nêm thơm nồng. Món ăn này ngon hơn hẳn khi được dùng kèm với xoài bào.

Địa chỉ: Quán cô Bình: 334, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Ngô Mây

Gà chỉ

Gà chỉ

Sở dĩ món có tên là gà chỉ là bởi khi tới quán, các bạn sẽ được lựa chọn gà theo kiểu "chọn con nào, nấu con ấy". Gà có thể được chế biến theo nhiều cách như nướng, chiên mắm, luộc hay hấp tùy vào sở thích của thực khách. Một số món ngon nổi tiếng bạn nên thử là gà kho sả ớt ăn với cơm trắng, gà hấp hành, gà chiên nước mắm, xôi nếp giòn lòng gà và canh lòng gà lá giang…

Địa chỉ: Quán Bốn Mùa ở quốc lộ 1D (thường gọi là đường Quy Nhơn – Sông Cầu).


Tổng hợp

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Thật là tiếc nếu du khách bỏ qua 9 món ăn này khi đến Sapa

Không chỉ sở hữu những địa danh đẹp và khí hậu tuyệt vời, Sapa (Lào Cai) còn gây thương nhớ thực khách bởi nhiều món ăn đặc trưng vùng cao.

Thật là tiếc nếu du khách bỏ qua 9 món ăn này khi đến Sapa

Thắng cố

Thắng cố

Thắng cố là đặc sản của người Mông, xuất hiện nhiều trong các phiên chợ vùng cao. Món ăn truyền thống ban đầu chỉ nấu từ ngựa, sau đó cải biến thêm một số nguyên liệu khác như thịt bò, thịt trâu... phù hợp khẩu vị nhiều người. Ngoài thịt và nội tạng, người nấu phải kết hợp thêm 12 thứ gia vị khác nhau để tạo nên nồi thắng cố hoàn hảo. Theo người dân địa phương, thắng cố ngon nhất nằm ở vùng Bắc Hà. Bạn có thể dùng kèm mèn mén, uống rượu ngô để món ăn trở nên trọn vẹn hơn.

Mèn mén

Mèn mén

Bên cạnh thắng cố, mèn mén được coi là tinh hoa của văn hóa ẩm thực Sapa. Để tạo nên hương vị thơm ngon, người nấu phải chọn giống ngô tẻ địa phương và kết hợp nhiều loại gia vị như tương ớt, đậu xị, rau thơm... Người Mông ăn mèn mén quanh năm, họ thường dùng kèm ớt phơi khô để làm ấm cơ thể, xua tan cái lạnh của mùa đông. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo bùi và vị ngọt tự nhiên hòa quyện trong miệng.

Gà đen Sapa

Gà đen Sapa

Gà đen Sapa được biết đến là giống gia cầm quý hiếm, có giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Sau khi làm sạch, đầu bếp khéo léo tẩm ướp gà với gia vị đặc trưng vùng cao rồi nướng dưới than hồng. Linh hồn món ăn phải kể đến phần mật ong rừng phết bên ngoài lớp da thơm phức. Để tăng thêm độ ngon, nhâm nhi cùng rượu San Lùng là cách mà người dân địa phương nơi đây hay thưởng thức. 

Lợn cắp nách

Lợn cắp nách

Tại các phiên chợ vùng cao ở Sapa, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều người dân địa phương bày bán hoặc cắp nách những chú lợn thân hình nhỏ. Sau khi làm sạch, chúng được giữ nguyên con rồi nướng hoặc quay. Nếu muốn phần thịt trở nên hoàn hảo, trong khâu gia giảm không thể thiếu các gia vị tự nhiên như lá nhội, hạt dổi, hạt xẻn... Món ăn gây mê mẩn thực khách bởi hương vị ngọt mềm và nạc thơm hơn so với các loại thịt thông thường. 

Bò cuốn lá cải mèo

Bò cuốn lá cải mèo

Trong tiết trời se lạnh, những quầy nướng màu sắc bắt mắt luôn là lựa chọn đầu tiên của du khách. Đồ ăn ở đây chủ yếu sử dụng các nguyên liệu như thịt lợn, rau củ, thịt gà... được tẩm ướp đậm đà. Bò cuốn cải mèo là một trong những món ăn thu hút khách du lịch bởi sự kết hợp hài hòa giữa vị đắng từ rau và vị ngọt của thịt. Tán gẫu cùng bạn bè và nhâm nhi đồ nướng khiến chuyến đi của bạn trở nên vui vẻ và có ý nghĩa hơn.

Cải mầm đá

Cải mầm đá

Cải mầm đá chỉ mọc theo mùa từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, là loại rau hiếm được săn đón nhiều ở Sapa. Người dân thường luộc để giữ nguyên vẹn hương vị thơm ngon và độ ngọt thuần khiết. Món ăn sử dụng kèm với muối vừng hoặc luộc chín chấm nước mắm trứng. Đặc biệt, nhiều khách du lịch lựa chọn cải mầm đá để mua về làm quà sau chuyến đi.

Lẩu cá hồi

Lẩu cá hồi

Loại cá nổi tiếng ở Sapa là cá hồi vân (hay cá hồi ráng), chúng được nuôi trong khí hậu mát mẻ quanh năm nên thớ thịt săn chắc, màu hồng đẹp và ít mỡ không thua kém hải sản nhập khẩu. Người dân chế biến cá hồi thành nhiều món ăn khác nhau như sashimi, cá hồi nướng... Trong đó, lẩu cá hồi là lựa chọn yêu thích của nhiều du khách. Phần xương và đầu cá sẽ được ninh thành nước dùng, khi ăn kết hợp kèm các loại rau đặc sản. Món ăn trở nên tuyệt vời hơn khi cùng bạn bè tụ tập thưởng thức giữa cái lạnh thấu da vào mùa đông.

Cá suối nướng

Cá suối nướng

Một món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích là cá suối. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống… Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.

Thịt xông khói

Thịt xông khói

Thịt xông khói là món ăn phổ biến của các dân tộc thiểu số ở Sapa. Nó được làm từ phần thịt cai, nạc lưng của lợn, trâu, bò, ngựa. Làm thịt xông khói, trước hết ta phải nọc sạch mỡ và gân, các thành miếng vuông dày 2-3cm rồi ướp lá mắc khén giã nhỏ cùng muối hột, ớt, hạt chuối rừng. Thịt xông khói được treo lên gác bếp, hơi nóng và khói bếp sẽ bảo quản thịt không hỏng.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

5 món ngon nhất định phải thử trong ẩm thực Mexico

Đến với Mexico bạn đừng quên thưởng thức những món ngon của nơi này nhé, sẽ thật hối tiếc đấy. Các món ngon của nơi này sẽ đem đến cho bạn những hương vị ẩm thực đầy mới lạ.

5 món ngon nhất định phải thử trong ẩm thực Mexico

Tamales

Tamales

Món bánh ngô Tamales được chế biến rất cầu kì và trải qua khá nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm. Món ăn được gói trong lá bắp, cột chặt lại, sau đó luộc bằng nước muối. Mỗi vùng của Mexico lại có các loại bánh Tamales khác nhau, tuy nhiên điểm chung của chúng là đều rất ngon và bắt mắt.

Chiles en nogada

Chiles en nogada

Danh sách những món ăn được yêu thích nhất tại Mexico thì không thể thiếu được Chiles en nogada. Món ăn đầy màu sắc được chế biến từ các nguyên liệu như ớt poblano, thịt vụn, trái cây sấy khô và gia vị) với sốt kem walnut, nogada, và hạt lựu.

Pozole

 Pozole

Pozole là một món súp hoặc món hầm truyền thống có từ hàng nghìn năm trước. Món ăn được làm từ hominy, với thịt cùng với toppings như bắp cải, ớt, hành tây, tỏi, củ cải, bơ, salsa hoặc chanh. Người Mexico thường ăn pozole vào những dịp đặc biệt như Ngày Độc lập Mexico, Giáng sinh hoặc sinh nhật.

Fajitas

Fajitas

Fajita bao gồm thịt gà xào cùng với ớt chuông, nhưng người ta sẽ cho thêm nước sốt Mexico nên nó có mùi vị rất lạ miệng, thường ăn kèm với bánh ngô và củ cải muối.

Tacos

 Tacos

Đối với khách du lịch khi đến Mexico thì món bánh Tacos không còn là cái tên xa lạ nữa. Để làm ra một chiếc tacos hoàn hảo, người chế biến phải làm phần vỏ bánh từ bột ngô hoặc bột mì, rán sơ qua để giữ được độ mềm dai. Sau đó, phần nhân sẽ được kẹp vào giữa lớp vỏ rồi đem nướng hoặc hấp chín. Tùy theo sở thích của mỗi người, nhân bánh sẽ được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt bò, thịt heo, cá, nấm, sốt cà chua,…

Tổng hợp

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Trứng bắc thảo trở thành đặc sản từ món ăn bị bỏ đi

Được ngâm trong dung dịch trà đen từ 7 tuần tới 5 tháng, trứng bắc thảo mang mùi hăng nồng nhưng có vị ngon và bổ dưỡng. Món trứng này có rất nhiều tên, như trứng trăm năm, trứng nghìn năm, trứng thiên niên kỷ. Chúng xuất hiện từ các quán ăn trên vỉa hè, siêu thị tới các nhà hàng hạng sang. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm nếm thử món ăn này, nhất là các du khách phương Tây.

Trứng bắc thảo trở thành đặc sản từ món ăn bị bỏ đi

Nguồn gốc của trứng bắc thảo

Nguồn gốc của trứng bắc thảo

Theo BBC, các nhà khoa học ước tính trứng gà bắc thảo đã ra đời từ 500 năm trước ở các vùng nông thôn Trung Quốc, vào thời nhà Minh. Tương tuyền, một người nông dân tìm thấy những quả trứng vịt được bảo quản tự nhiên trong hố bùn có nước vôi. Sau khi nếm thử, ông tìm cách làm tương tự, kết quả là món ăn phổ biến ở Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã ra đời.

Cách làm trứng bắc thảo

Cách làm trứng bắc thảo

Ngày nay, công thức làm trứng bắc thảo không thay đổi nhiều. Để làm trứng bắc thảo, trước hết người ta chuẩn bị dung dịch gồm trà đen, nước chanh, muối và tro gỗ mới đốt, để qua đêm. Hôm sau, trứng vịt, gà hoặc cút được cho vào ngâm trong hỗn hợp từ 7 tuần tới 5 tháng.

Sau khi ngâm, lòng trắng trứng trông giống thạch, có màu nâu sẫm, xám đậm hoặc xanh lá cây. Lòng đỏ của trứng có màu xanh đen và mềm. Một số quả trứng sau khi ngâm còn có hoa văn giống bông tuyết ở lớp vỏ. Trứng rất ngậy, mềm mọng và có mùi hăng.

Việt Nam, món trứng này được làm từ trứng vịt, ủ trong một hỗn hợp từ đất sét, tro, muối, vôi và trấu… trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Trứng sau khi bóc bỏ lớp trấu và các nguyên liệu đắp ở ngoài vỏ thì có màu đen trắng lẫn lộn như muối tiêu, lòng đỏ của trứng thường có màu xanh xám, xanh đen hoặc màu kem.

Đặc sản giàu dinh dưỡng

Đặc sản giàu dinh dưỡng

Trứng bắc thảo dần trở thành món ăn phổ biến và có nhiều phiên bản khác nhau. Thông thường, món này được ăn kèm với gừng hồng. Ngày nay, trứng bắc thảo còn được ăn chung với đậu phụ ướp lạnh, thịt lợn chan nước tương, giấm đen và dầu mè. Ngoài ra, với hàm lượng protein, sắt, vitamin D cao, trứng được nấu kèm cháo nóng để phục vụ cho người ốm.

Ngoài các món ăn truyền thống, các cửa hàng dimsum còn bán bánh ngọt trứng bắc thảo với bột đậu đỏ hay xào kiểu kung pao của Tứ Xuyên. Vượt ra khỏi ranh giới Trung Quốc, món ăn xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á. Người Thái Lan thích ăn trứng chiên với thịt lợn băm hoặc gà và ớt. Ở Việt Nam, trứng bắc thảo cũng được sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc sản giàu dinh dưỡng

Trứng bắc thảo còn được dùng như nguyên liệu làm bánh, làm điểm tâm và nhiều món khác.

Tổng hợp

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Ẩm thực Tây Tạng chưa bao giờ làm du khách phải thất vọng

Có bao giờ bạn thắc mắc trên vùng đất cao nguyên khô cằn, khắc nghiệt thì Tây Tạng liệu có những món ăn gì hấp dẫn không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây bạn nhé.

Ẩm thực Tây Tạng chưa bao giờ làm du khách phải thất vọng

Dre-si

 Dre-si

Đây là món thường được ăn vào dịp Tết Tây Tạng được gọi là Dre-si. Các thành phần liên quan đến Droma (loại hình bảo vệ dinh dưỡng gốc) và nước dùng bơ cùng đường. Dre-si được dùng rộng rãi như một món ăn tốt lành, và đôi khi bạn cũng có thể thấy nó được dùng để cúng bái.

Bánh Momo

Bánh Momo

Món bánh giống như bánh bao truyền thống của Trung Quốc. Gồm một lớp vỏ bánh mịn, trong gói lấy nhân bên trong từ thịt bò yaks. Nếu ăn chay thì nhân bánh sẽ là bắp cải, hành tây và nấm… Bánh momo sau khi nặn xong có thể đem hấp, chiên lên hoặc đem nấu súp. Có thể ăn kèm momo hấp với sốt cay và dưa chuột.

Thukpa

Thukpa

Thukpa là món ăn nổi tiếng mà bạn dễ dàng thưởng thức khi đặt chân đến Tây Tạng. Thành phần chính của Thukpa chính là sợi mì Bhatsa. Thukpa có thể ăn kèm cùng thịt cừu và thịt dê, cùng nước dùng luôn luôn đậm đà và nóng hổi. Thukpa không chỉ nổi tiếng ở Tây Tạng mà bạn cũng có thể thưởng thức món ăn này ở nhiều nơi khác.

Tsampa

Tsampa

Đây được xem là món ăn đặc sản của người Tây Tạng, bánh được chế biến từ lúa mạch hoặc đậu Hà Lan sau khi đã xào chín, đánh nhuyễn với trà bơ, sau đó vo viên thành bánh, tùy theo người chế biến mà bánh sẽ có nhiều hình dạng khác nhau.

Trà bơ

Trà bơ

Đến Tây Tạng du lịch mà không thưởng thức món trà bơ thì quả là điều thiếu sót của bạn. Một nhúm trà được bóp vụn bỏ vào trong ấm nước sôi nấu khi đến chuyển sang màu đen. Lúc này, họ sẽ thêm vào chút muối. Sau đó, để hoàn thành món trà bơ, họ sẽ đổ trà vào thùng đánh bơ lớn bằng gỗ, lọc trà qua một cái rây làm bằng sậy hoặc lông ngựa rồi bỏ một tảng bơ vào đó và khuấy mạnh tay. Mẻ trà này sau đó sẽ được đổ sang ấm đồng và đặt nó lên trên lò than để giữ nóng.

Tổng hợp


Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Ngọt ngào hương vị bánh ngon Nhật Bản

Xứ sở hoa anh đào Nhật Bản vốn nổi tiếng với nền ẩm thực tinh tế, đậm đà bản sắc phương Đông. Người Nhật yêu thích những hương vị tự nhiên, sự bài trí cầu kỳ làm nên món ăn tuyệt vời. Những món bánh ngọt cũng không ngoại lệ, với màu sắc bắt mắt, cách chế biến công phu, hương vị độc đáo của từng loại bánh ở đất nước này đã làm cho những ai một lần nếm thử đề phải vấn vương.

Ngọt ngào hương vị bánh ngon Nhật Bản

Baumkuchen 

Baumkuchen

Baumkuchen là một loại bánh ngọt độc đáo được khai sinh từ nước Đức nhưng lại thành danh ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Món bánh ngọt độc đáo này được hình thành từ 15 – 20 lớp bột. Tuy nhiên, trên thực tế bánh có thể có nhiều lớp hơn thế khi quá trình phết bột – nướng bánh – rồi lại phết bột liên tục được lặp đi lặp lại.

Sự quyến rũ của món bánh ngọt này bắt nguồn từ màu sắc, độ dày và dĩ nhiên phải kể đến cả hương vị. Bánh không nên có màu sắc quá đậm và các vòng tròn đồng tâm cần có độ dày ngang nhau. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được độ dai ở lớp vỏ nhưng bên trong lại mềm mại, ngọt ngào như bánh bông lan và tan ngay trong miệng, đọng lại dư vị ngọt mát khó cưỡng. 

Mochi

Mochi

Nhắc đến những món bánh ngọt nổi tiếng ở xứ sở Phù Tang thì không thể bỏ qua cái tên Mochi. Nhiều người cho rằng món bánh này được yêu thích bởi hình dáng xinh đẹp chẳng khác gì những chiếc Macaron ở nước Pháp. Món bánh gồm 3 lớp, lớp vỏ là cơm nếp giã nhuyễn bao bọc lớp nhân là đậu đỏ, đậu xanh, trà xanh, rồi cho thêm chút kem tươi, hoa quả ở lớp trong cùng. Ngoài ra, còn có món bánh Mochi giọt nước với tạo hình trong suốt, đẹp tinh xảo rất được du khách ưa chuộng.

Yokan

Yokan

Món bánh Yokan làm từ rong biển và đường mía, trông vẻ ngoài có nét giống thạch. Khi thưởng thức món bánh này bạn sẽ cảm thấy dường như mùa hè cũng trở nên dịu êm hơn rất nhiều. Điểm đặc biệt của bánh Yokan là những hình vẽ chìm bên trong bánh. Qua lớp bánh trong suốt, những hình ảnh hiện lên rất sống động và tinh tế như một bức tranh thu nhỏ. Thời xưa đây là món quà tặng phổ biến của giới quý tộc.

Dango

Dango

Đây là một loại bánh bao hình tròn thơm ngon được làm từ bột nếp, vo tròn thành từng viên nhỏ sau đó xiên vào que, rưới lên một lớp mật mía. Khi ăn bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được sự dẻo thơm cũng vị ngọt khó lòng cưỡng lại được. Nếu dùng kèm với một loại sốt đậu trắng đặc biệt, bánh sẽ ngon hơn nhờ vị đắng ngọt đặc trưng.

Tengu-Yaki

Tengu-Yaki

Tengu-Yaki là một đặc sản của vùng núi Takao, có hình dáng như khuôn mặt của Karasu Tengu, một con yêu tinh mũi dài. Kết hợp trong bánh là bột đậu không quá dày cũng không quá ngọt, bột bánh được làm từ đậu đen của vùng Hokkaido. Cắn nhẹ chiếc bánh với vỏ ngoài mỏng, giòn tan nhưng bên trong lại dai dai thơm thơm. Người ta nói rằng Karasu Tengu có khả năng xua đuổi tà ác, mang đến may mắn và tài lộc.


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến