Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Thế giới đón Valentine đặc biệt thế nào?

Một mùa Valentine nữa lại đến. Để đón chào ngày này, người dân ở mỗi quốc gia đều có cách riêng thể hiện tình cảm với nửa kia của mình. Cùng đi một vòng thế giới và khám phá những điều thú vị về ngày lễ này nhé. 

Thế giới đón Valentine đặc biệt thế nào?

Nhật Bản

Ở Nhật, ngày 14/2 (Valentine đỏ) như những cô gái khác trên thế giới, phụ nữ Nhật sẽ tặng quà cho các chàng trai mình có tình cảm, thường là hoa, quà, chocolate. Ngoài người yêu, họ còn tặng chocolate cho đồng nghiệp nam, bạn trai thân thiết bình thường. Món quà này được gọi là giri choko (tạm dịch: Chocolate lịch sự) để bày tỏ sự quý mến.

Nhật Bản

Phụ nữ Nhật Bản thường rất e thẹn nên 14/2 là cơ hội để họ thể hiện tình yêu của mình. Họ tin rằng chocolate được mua ngoài tiệm không phải món quà ý nghĩa cho tình yêu đích thực, do đó họ sẽ tự tay làm chocolate.

Nhật Bản

Ngày 14/3 (Valentine Trắng), chàng trai nào đã nhận được món quà của cô gái vào ngày 14/2 sẽ phải "đáp lễ" lại cho cô gái ấy.

Anh

Anh là "cái nôi" của Lễ Tình nhân. Món quà truyền thống ở Anh vào Valentine không phải chocolate hay hoa hồng mà là những chiếc thìa bạc. Các đôi uyên ương thường trao nhau bộ thìa bạc được khắc biểu tượng chìa khóa và ổ khóa, tượng trưng cho việc gửi chiếc chìa khóa mở cửa trái tim mình cho nửa còn lại.

Anh

Ngoài ra, còn có phong tục phổ biến nữa là những đứa trẻ sẽ hát những bài có liên quan đến Lễ Tình nhân và người lớn sẽ thưởng cho kẹo, trái cây hoặc tiền cho chúng.

Pháp

Có lẽ bạn chưa biết, ở Pháp từng xuất hiện phong tục "rút thăm tình yêu" dành cho những người độc thân bất kể già, trẻ. Họ sẽ đi đến những ngôi nhà đối diện nhau và cất tiếng gọi từ cửa sổ bên này đến cửa sổ bên kia rồi sau đó sẽ kết đôi với người được chọn.

Pháp

Nếu người đàn ông cảm thấy không phù hợp với người phụ nữ mình chọn, anh ta sẽ bỏ đi. Các cô gái sẽ đốt lửa để thiêu cháy hình ảnh của người đàn ông đã bỏ đi và chửi rủa anh ta thật lớn.

Sau này, phong tục đó bị bỏ, bởi nó mang đến ác ý cho người tham gia nên chính phủ Pháp phải chính thức ban hành lệnh cấm triệt để. Ngày nay, vào Lễ Tình nhân, những người yêu nhau sẽ dành trọn thời gian bên một nửa của mình và làm những điều họ thích.

Đức

Lễ Tình nhân trong tiếng tiếng Đức là Valentinstag. Chú lợn là biểu tượng may mắn và ham muốn ở đất nước này. Các mặt hàng trang trí hình lợn được tìm thấy ở khắp nước Đức. Quà tặng ở Đức vào Valentine khá phổ biến với những ký hiệu tình yêu cùng lời nhắn yêu thương, đặc biệt là các cây kẹo mút có khắc lời ngọt ngào.

Đức

Ngoài ra, người Đức cũng làm những bánh quy gừng với thông điệp tình yêu phủ bên trên. Có thời gian người Đức cũng chọn đúng ngày Valentine cho lễ rửa tội hay kết hôn của mình. Buổi lễ thường được trang hoàng đơn giản, chủ yếu là các bài thơ hay và ý nghĩa được trình bày bằng tranh minh họa.

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha

Ở xứ Valencia, Tây Ban Nha, ngày lãng mạn nhất trong năm là ngày 9/10, cùng dịp họ ăn mừng Ngày kỷ niệm Hội đồng Valencian và Ngày của Thánh Dionysius (Thánh Dionís) - người dân địa phương còn gọi là vị thánh bảo trợ của tình yêu.

Các lễ hội, diễu hành được tổ chức hoành tráng. Phái mạnh sẽ tặng người yêu món Mocadora, bánh hạnh nhân như biểu tượng của tình yêu. Ở Tây Ban Nha, theo truyền thống Lễ Tình nhân, đàn ông sẽ nhận quà là sách, trong khi phụ nữ được tặng hoa hồng.

Italy

Italy

Valentine ở Italy có thời gian được gọi là Ngày lễ mùa xuân. Theo phong tục cổ xưa, vào Lễ Tình nhân, nam giới ở nước này sẽ chuẩn bị cỗ xe đẹp nhất cùng người yêu dạo phố Các đôi tình nhân Italy tặng nhau một loại chocolate có tên là "Baci Perugini". Đây là loại chocolate hạt dẻ được bọc bằng giấy bạc in những câu thơ tình nổi tiếng, lời tỏ tình hay các thông điệp tình yêu

Bên cạnh hoa và chocolate, người Italy còn tặng những món quà rất đắt giá khác cho người phụ nữ của mình như nước hoa, trang sức kim cương.

Trung Quốc

Trung Quốc

Lễ tình nhân truyền thống của người Trung Quốc lại rơi vào 7/7 Âm lịch, gắn liền cùng chuyện tình của chàng Ngưu Lang chăn trâu và nàng tiên Chức Nữ dệt vải. Mối tình của họ bị phản đối nên chỉ gặp nhau đúng ngày 7/7 nhờ đàn quạ xếp hình cầu bắc ngang sông (cầu ô thước). Vẫn theo tích xưa truyền lại, người Trung Quốc coi ngày thất tịch là Valentine của riêng mình.

Trong ngày này, các cặp uyên ương sẽ cùng nhau lên chùa cầu Phật và mang về một cành hoa huệ trắng. Họ quan niệm hoa của ai héo trước thì người đó yêu ít hơn. 


Hình ảnh: Internet
Tổng hợp

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Các tập tục đón giáng sinh kì lạ trên thế giới

Lễ Giáng Sinh, hay còn được gọi là Noel, Christmas, là ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus chào đời. Tại các nước phương Tây, việc ăn mừng lễ Giáng sinh đã trở thành truyền thống. Thời gian cận kề Giáng sinh, khắp phố phường lại rộng ràng hơn với hình ảnh ông già Noel cưỡi tuần lộc, cây thông và các món ăn đặc biệt. Tuy vậy, mỗi một quốc gia lại có những tập tục mừng lễ Giáng Sinh khác nhau, nếu có ý định đi du lịch đón giáng sinh tại nước ngoài thì cùng tham khảo các tập tục đón Giáng Sinh kì lạ của những quốc gia dưới đây nhé!

Các tập tục đón giáng sinh kì lạ trên thế giới

1. Na Uy


Vào đêm Giáng sinh, người dân Na Uy sẽ tổ chức ăn uống tại nhà sau đó sẽ quây quần bên lò sưởi, trò chuyện, ca hát. Những cây nến to nhỏ đa dạng kích cỡ và mùi thơm sẽ được đặt trên những chiếc ly, dĩa đơn giản trên những giá nến và đồ đựng nến cầu kỳ.

Đặc biệt ngay dịp Giáng sinh này là những người phụ nữ trong gia đình sẽ giấu chổi và người đàn ông sẽ ra của đứng và bắn súng dọa, xua đuổi các tà ma. Người NaUy quan niệm rằng, thời khắc cuối năm, những ma quỷ, những vong linh xấu xa sẽ ẩn nấp và ăn cắp chổi, bay lên không trung, làm những điều chẳng tốt lành.

Quan niệm này bắt nguồn từ hình ảnh mụ phù thuỷ cưỡi chổi bay trên không trung và đi làm những điều xấu. Trong khi đó, người Na Uy quan niệm rằng, đêm Giáng sinh trùng với sự xuất hiện của linh hồn ma quỷ và phù thuỷ. Cho nên, chổi là vật dụng không được có mặt tại các gia đình NaUy trong dịp Giáng sinh.

2. Đức


Ngày lễ Giáng sinh, người Đức thường dự các nghi lễ tại nhà thờ đến tận tối khuya. Tại nhiều thành phố ở Đức thường tổ chức các phiên chợ Giáng sinh đông đúc kéo dài từ tháng 11 đến ngày lễ chính. Những ngày trước đêm Giáng sinh (được gọi là mùa Vọng), người Đức sẽ bóc 1 ô nhỏ trên lịch chứa kẹo để lấy kẹo ăn.

Ngày lễ Giáng sinh cũng là dịp người Đức quây quần bên gia đình cùng nhau trang trí cây thông Noel và sum vầy ăn tối với món xúc xích nhỏ, salat khoai tây và ngỗng quay. Buổi tối, các thành viên sẽ ngồi lại trao đổi quà cho nhau.

3. Pháp


Ở Pháp, Giáng sinh là khoảng thời gian dành cho đoàn tụ gia đình và cho sự vị tha, bởi tình cảm gia đình, bởi những món quà và nến giáng sinh cho trẻ nhỏ, những đồ bố thí cho người nghèo, Lễ thánh lúc nửa đêm, và Bữa ăn đêm Noel (La Réveillon).

Trẻ em Pháp sễ đặt những đôi tất phía trước lò sưởi, với hi vọng rằng Ông già Noel sẽ cho chúng những món quà. Kẹo, trái cây, các loại hạt, và những đồ chơi nhỏ cũng sẽ được treo trên cây qua đêm. Ở một số vùng còn có Ông già ba bị (Père Fouettard), người chuyên đi đánh đòn những trẻ em hư.

Vào thời khắc Giáng sinh, mọi người sẽ cũng nhau ăn những món truyền thống như cá hồi hun khói và gan ngỗng (ngỗng hoặc gan vịt pate), ngỗng, gà trống thiến hay gà tây nhồi hạt dẻ và ăn kèm với rau như đậu xanh nấu với tỏi và bơ và các loại thảo mộc xào khoai tây. Ngoài ra còn có tráng miệng bánh La bûche de Noël (Bánh khúc củi) và phát bánh mì Le pain calendal cho người nghèo.

4. Italy


Trẻ em Italy trong ngày lễ mong chờ này sẽ lần lượt đứng lên kể các câu chuyện Giáng sinh (“Hành trình giáng sinh ở đất nước Italy bé nhỏ” hay Merry Christmas, Strega Nona,…) và bà già Noel sẽ đến thăm và tặng quà.

Trong đêm Giáng sinh mọi người sẽ cùng nhau ăn món Lasagne (một món ăn như mỳ Ý nhưng dạng tấm hoặc lá, các nguyên liệu chính là thịt, nước sốt, phô mai và lasagna). Và đặc biệt người Ý còn có “tiệc hải sản” với sự góp mặt của 7 món hải sản bao gồm cá, mực, tôm được chế biến khác nhau.

5. Áo


Khác với Giáng sinh ở các nước khác, trẻ em nước Áo có cách đón chào ngày lễ này độc đáo hơn. Những đứa trẻ hư sẽ bị những đàn đàn ông trẻ hóa thân thành ác quỷ Krampus cầm gậy và roi đuổi đánh và trừng phạt. Trong buổi Giáng sinh thân mật, mọi người sẽ quây quần cùng nhau ăn món thịt chân giò bỏ lò, bánh chocolate Sacher torte, bánh mỳ ngọt Stollen với hoa quả khô, bạch đậu khấu, quế và rượu Rum.

6. Iceland



Là một băng đảo nổi tiếng, Iceland được xem là một trong những quốc gia ăn mừng lễ Giáng sinh hoành tráng nhất. Vào đêm Giáng sinh, người Iceland sẽ thắp các ngọn nến bên cửa sổ để mời các vị Thánh hoặc bất cứ ai mệt mỏi qua đường tìm nơi nghỉ ngơi. Người Iceland luôn sắp xếp nơi ở cũng như một bữa tiệc thịnh soạn mời những vị khác đặc biệt này.

Tại Iceland đùi cừu nướng là món ăn chính trong ngày lễ Giáng sinh hay còn được gọi là "Yule meal", dùng kèm với vụn bánh mình được cắt thành lát và chiên lên trước khi dùng. Người Iceland luôn truyền tai nhau câu chuyện chú mèo Yule hung dữ và khát máu luôn tìm kiếm những người không mặc quần áo mới vào dịp cuối năm. Trẻ em sẽ được 13 "Yule Lads" thay thế ông già Noel ở Iceland để phân phát quà.

7. Ba Lan


Tại đất nước Ba Lan xinh đẹp, mọi người sẽ cùng nhau dự tiệc Wigilia (tiệc chờ đợi Thiên Chúa giáng sinh) khi thấy những tia sáng lấp lánh của ngôi sao đầu tiên vào ngày 24/12. Cây thông Noel sẽ được trang trí đẹp đẽ cùng với bàn ăn được phủ khăn trắng muốt, có lót chút cỏ khô giống như máng cỏ nơi chúa Jesus được sinh ra. Mọi người trao nhau miếng bánh thánh, chúc nhau những lời tốt đẹp, những giận hờn, khiếm khuyết được bỏ qua. Sau đó các gia đình Na Uy cùng nhau ăn những món truyền thống như súp, cá, cải bắp với nấm, khoai tây, bánh mì, salat.

8. Nhật Bản


Nhật Bản là một trong những quốc gia đón Giáng sinh độc đáo trên thế giới. Vì là một trong những quốc gia Châu Á chọn Tết dương lịch làm Tết quốc gia, nên từ trước ngày Giáng sinh đến dịp năm mới, toàn Nhật Bản sẽ khởi diễn bài Daiku (bản giao hưởng thứ 9 của Beethoven).

Vào dịp lễ Noel vui nhộn này, trần nhà của các gia đình Nhật sẽ được khoác lên những chiếc áo mới với những nhánh tầm xuân và cây tầm gửi, gắn một chiếc bùa hộ mệnh trước cửa ra vào. Mọi người sẽ tặng nhau những tấm thiệp màu trắng thay vì màu đỏ (người Nhật quan niệm màu đỏ là màu của giấy cáo phó), cùng nhau tặng bánh, trang trí các giấy gấp origami khéo léo trên cây thông và ăn mừng thời khắc Giáng sinh với món gà KFC.


Nguồn: tổng hợp

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Những địa điểm ngắm hoa đào đẹp nhất thế giới

Bên cạnh Nhật Bản vẫn còn nhiều thành phố khác cũng sở hữu hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp dành cho những ai yêu quý loài hoa của mùa xuân này.

Bên cạnh Nhật Bản vẫn còn nhiều thành phố khác cũng sở hữu hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp dành cho những ai yêu quý loài hoa của mùa xuân này.

Vancouver, British Columbia, Canada

 Sở hữu hơn 130.000 cây anh đào, không có gì ngạc nhiên khi Vancouver mỗi năm đều tổ chức lễ hội cho loài hoa tuyệt đẹp này. Bắt đầu từ năm 2005, sự kiện này bao gồm một loạt các hoạt động vui nhộn như cuộc thi haiku, các buổi biểu diễn nhạc sống và một cuộc dã ngoại quy mô lớn ở Công viên Nữ hoàng Elizabeth.

Sở hữu hơn 130.000 cây anh đào, không có gì ngạc nhiên khi Vancouver mỗi năm đều tổ chức lễ hội cho loài hoa tuyệt đẹp này. Bắt đầu từ năm 2005, sự kiện này bao gồm một loạt các hoạt động vui nhộn như cuộc thi haiku, các buổi biểu diễn nhạc sống và một cuộc dã ngoại quy mô lớn ở Công viên Nữ hoàng Elizabeth. 

St. Louis, bang Missouri, Mỹ

Biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố St. Louis – Cổng vòm (Gateway Arch) – được bao bọc bởi những hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4. Hãy đến đây để khám phá Khu vườn Nhật Bản rộng 5,6 ha tại Vườn Bách thảo Missouri, nơi trồng một số nhiều loài hoa anh đào khác nhau như Higan, Yoshino, và Centennial.

Biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố St. Louis – Cổng vòm (Gateway Arch) – được bao bọc bởi những hàng cây hoa anh đào tuyệt đẹp từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4. Hãy đến đây để khám phá Khu vườn Nhật Bản rộng 5,6 ha tại Vườn Bách thảo Missouri, nơi trồng một số nhiều loài hoa anh đào khác nhau như Higan, Yoshino, và Centennial.

Xã Sceaux, tỉnh Hauts-de-Seine, Pháp

Từ Paris, hướng về phía Nam khoảng 10km là tới Sceaux – vùng ngoại ô đem đến một phong cảnh tuyệt đẹp vào mùa Xuân, nơi những cánh hoa anh đào nở rộ sẽ khiến bạn cảm thấy thanh lọc tâm hồn.

Từ Paris, hướng về phía Nam khoảng 10km là tới Sceaux – vùng ngoại ô đem đến một phong cảnh tuyệt đẹp vào mùa Xuân, nơi những cánh hoa anh đào nở rộ sẽ khiến bạn cảm thấy thanh lọc tâm hồn.

Quận Jinhae, thành phố Changwon, tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc

Lễ hội hoa anh đào lớn nhất tại Hàn Quốc có tên Jinhae Gunhangje nằm tại Quận Jinhae, tỉnh Gyeongsang, chỉ cách Seoul 4 giờ đi bằng xe buýt. Cầu Yeojwacheon đẹp như tranh vẽ, nơi có những tán hoa anh đào rủ xuống dòng suối Yeojwacheon là một trong những địa điểm đẹp nhất tại Hàn Quốc vào mùa xuân.     Bạn cũng có thể thưởng thức nhiều món ăn đường phố, từ các món ăn truyền thống như mực nhồi và các loại bánh Hàn Quốc đến các món ăn theo mùa như bánh mì hoa anh đào, bánh đào có hình hoa anh đào.

Lễ hội hoa anh đào lớn nhất tại Hàn Quốc có tên Jinhae Gunhangje nằm tại Quận Jinhae, tỉnh Gyeongsang, chỉ cách Seoul 4 giờ đi bằng xe buýt. Cầu Yeojwacheon đẹp như tranh vẽ, nơi có những tán hoa anh đào rủ xuống dòng suối Yeojwacheon là một trong những địa điểm đẹp nhất tại Hàn Quốc vào mùa xuân. 

Bạn cũng có thể thưởng thức nhiều món ăn đường phố, từ các món ăn truyền thống như mực nhồi và các loại bánh Hàn Quốc đến các món ăn theo mùa như bánh mì hoa anh đào, bánh đào có hình hoa anh đào. 

Edinburgh, Scotland

Mùa Xuân cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để ghé thăm Edinburgh. Ở thủ đô Scotland, bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào ở những địa điểm như công viên lớn The Meadows hay công viên Princes Street Gardens gần Lâu đài Edinburgh.

Mùa Xuân cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để ghé thăm Edinburgh. Ở thủ đô Scotland, bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào ở những địa điểm như công viên lớn The Meadows hay công viên Princes Street Gardens gần Lâu đài Edinburgh.

Seattle, Washington, Mỹ

Tại trường Đại học Washington, mùa Xuân là thời gian khuôn viên của trường bừng sáng lên nhờ những hàng cây anh đào. Những cây anh đào này là món quà từ Nhật Bản gửi đến Seattle vào năm 1912. Sau đó, trường đã nhận thêm 31 cây được cấy ghép từ Vườn ươm Washington Park vào những năm 60. Các cây hoa của trường giờ đây nổi tiếng đến mức chúng thậm chí còn có cả tài khoản Twitter riêng.

Tại trường Đại học Washington, mùa Xuân là thời gian khuôn viên của trường bừng sáng lên nhờ những hàng cây anh đào. Những cây anh đào này là món quà từ Nhật Bản gửi đến Seattle vào năm 1912. Sau đó, trường đã nhận thêm 31 cây được cấy ghép từ Vườn ươm Washington Park vào những năm 60. Các cây hoa của trường giờ đây nổi tiếng đến mức chúng thậm chí còn có cả tài khoản Twitter riêng.

Thượng Hải, Trung Quốc

Vào mùa Xuân, các sinh viên và cư dân xung quanh Đại học Đồng Tế sẽ đến xem khuôn viên Thượng Hải với nhưng hàng cây hoa anh đào rực rỡ .

Vào mùa Xuân, các sinh viên và cư dân xung quanh Đại học Đồng Tế sẽ đến xem khuôn viên Thượng Hải với nhưng hàng cây hoa anh đào rực rỡ .

Đài Bắc, Đài Loan

Ở Đài Bắc, Vườn Quốc gia Dương Minh Sơn là một điểm tham quan ngoạn mục để ngắm những cây anh đào nở rộ. Vườn Quốc gia vùng núi này có các suối nước nóng, hồ chứa lưu huỳnh, các đường mòn đi bộ đường dài và ngọn núi lửa ngưng hoạt động Thất Tinh.

Ở Đài Bắc, Vườn Quốc gia Dương Minh Sơn là một điểm tham quan ngoạn mục để ngắm những cây anh đào nở rộ. Vườn Quốc gia vùng núi này có các suối nước nóng, hồ chứa lưu huỳnh, các đường mòn đi bộ đường dài và ngọn núi lửa ngưng hoạt động Thất Tinh.

Stockholm, Thụy Điển

Tại Stockholm, Kungsträdgården (Vườn Hoàng đế) nổi tiếng với vị trí trung tâm đắc địa cùng nhiều quán cà phê lý tưởng để ngồi nhâm nhi thư giãn. Khi mùa Xuân đến, 63 cây anh đào của công viên sẽ làm cho không gian trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

Tại Stockholm, Kungsträdgården (Vườn Hoàng đế) nổi tiếng với vị trí trung tâm đắc địa cùng nhiều quán cà phê lý tưởng để ngồi nhâm nhi thư giãn. Khi mùa Xuân đến, 63 cây anh đào của công viên sẽ làm cho không gian trở nên đẹp hơn bao giờ hết. 

Kyoto, Nhật Bản

Cuối cùng, không thể không nhắc đến quê hương của hoa anh đào, đất nước nổi tiếng với phong tục hanami (phong tục chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh tao của hoa anh đào). Mặc dù bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào trên khắp đất nước này nhưng Kyoto là một trong những thành phố đáng để đặt chân đến nếu là một fan của loài hoa mùa Xuân.     Cố đô của Nhật Bản có những địa điểm ngắm hoa không thể bỏ qua như Con đường triết gia – nơi men theo một con kênh với hàng trăm cây anh đào đua nở và công viên Maruyama nổi tiếng với những cây anh đào cực kỳ hoành tráng.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến quê hương của hoa anh đào, đất nước nổi tiếng với phong tục hanami (phong tục chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh tao của hoa anh đào). Mặc dù bạn sẽ tìm thấy hoa anh đào trên khắp đất nước này nhưng Kyoto là một trong những thành phố đáng để đặt chân đến vào mùa xuân.

Cố đô của Nhật Bản có những địa điểm ngắm hoa không thể bỏ qua như Con đường triết gia – nơi men theo một con kênh với hàng trăm cây anh đào đua nở và công viên Maruyama nổi tiếng với những cây anh đào cực kỳ hoành tráng.


Nguồn: Internet

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Điểm đến có thật trong phim hoạt hình nổi tiếng Nhật Bản

Khung cảnh trong các bộ phim hoạt hình quen thuộc của Nhật Bản không hoàn toàn dựng lên từ trí tưởng tượng, mà còn do mô phỏng lại các điểm du lịch nổi tiếng thế giới.

Điểm đến có thật trong phim hoạt hình nổi tiếng Nhật Bản

Thế giới bí mật của Arriety (The secret world of Arriety)  

Bộ phim được hãng Ghibli sản xuất năm 2010, nội dung xoay quanh câu chuyện tình bạn giữa cô bé tí hon Arriety và cậu bạn Sho bị bệnh tim từ nhỏ. Khung cảnh thiên nhiên trong trẻo của phim được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của công viên Koganei (Tokyo, Nhật Bản). 

Thế giới bí mật của Arriety (The secret world of Arriety)

Koganei là công viên lớn thứ hai ở Tokyo. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi những loài hoa đủ sắc màu được trồng khắp công viên. Công viên này cũng là điểm đến quen thuộc người dân Tokyo đặc biệt yêu thích. 

Thế giới bí mật của Arriety (The secret world of Arriety)

Porco Rosso 

Porco Rosso

Bộ phim hoạt hình quen thuộc này có bối cảnh vào thời Thế chiến thứ 1. Nội dung phim xoay quanh câu chuyện của phi công Porco Rosso mang gương mặt heo do trúng một lời nguyền. Nơi ẩn náu bí mật của Porco được tạo hình từ vịnh Stiniva trên đảo Vis (Croatia). 

Porco Rosso

Vịnh Stiniva được ví như chốn thiên đường bị lãng quên bởi vẻ đẹp hoang sơ. Nơi đây có bãi biển đầy sỏi nhiều màu, làn nước xanh như ngọc, dãy núi đá vôi dựng đứng, quây lại thành hang động kỳ vĩ. 

Cô phù thủy Kiki  (Kiki’s Delivery Service )

Cô phù thủy Kiki  (Kiki’s Delivery Service )

Đạo diễn Hayao Miyazaki của bộ phim này lần đầu tới Thụy Điển năm 1970 theo một lời đề nghị hợp tác sản xuất phim. Có lẽ, chuyến đi đó là niềm cảm hứng để ông đưa hình ảnh những thành phố từ thời trung cổ của Thụy Điển vào bộ phim Cô phù thủy Kiki.

Cô phù thủy Kiki  (Kiki’s Delivery Service )

Visby (Gotland, Thụy Điển) và Gamla Stan (Stockholm, Thụy Điển) là hai địa điểm được tái hiện chân thực trong bộ phim này. Thị trấn Visby với những con đường lát đá cuội, ngôi nhà ngói đỏ đã trở thành di sản thế giới được UNESCO công nhận. 

Hàng xóm của tôi là Totoro (My Neighbor Totoro) 

Hàng xóm của tôi là Totoro (My Neighbor Totoro)

Bộ phim cảm động của đạo diễn Hayao Miyazaki là một phần tuổi thơ của nhiều khán giả. Khu rừng quen thuộc trong phim chính là quang cảnh thiên nhiên xinh đẹp trên đồi Sayama (Tokyo). 

Hàng xóm của tôi là Totoro (My Neighbor Totoro)

Đồi Sayama được biết đến là thiên đường phía tây bắc Tokyo. Nơi đây có hồ Tama và Sayama trong vắt cùng các loại thực vật rừng đa dạng. Ngoài ra, khu vực đồi còn có 4 công viên lớn, là nơi diễn ra các hoạt động như ngắm hoa anh đào, dã ngoại, tổ chức hội chợ bán gốm và một số mặt hàng thủ công. 

Lâu đài của phù thủy Howl (Howl’s Moving Castl)

Lâu đài của phù thủy Howl (Howl’s Moving Castl)

Không khó để nhận ra bối cảnh quen thuộc trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Lâu đài của phù thủy Howl. Phim có nguồn cảm hứng từ quang cảnh thị trấn Colmar (Pháp) vào khoảng thế kỷ 17, 18..

Lâu đài của phù thủy Howl (Howl’s Moving Castl)

Colmar được biết đến là thị trấn cổ đầy sắc màu. Hấp dẫn du khách bởi những ngôi nhà nhiều cửa sổ mang đậm lối kiến trúc Pháp. Colmar được mệnh danh là thị trấn đẹp nhất thế giới..

Vùng đất linh hồn (Spirited Away) 

Vùng đất linh hồn (Spirited Away)

Khán giả Việt không còn xa lạ về chuyến phiêu lưu của cô bé Chihiro tới vùng đất linh hồn. Hầu hết chi tiết trong phim đều gắn liền với điểm du lịch nổi tiếng, ngôi làng cổ Cửu Phần (Đài Loan, Trung Quốc).

Vùng đất linh hồn (Spirited Away)

Rồng Haku trong phim được mô phỏng từ những con rồng trên mái đền thờ ở đường vào Cửu Phần, lồng đèn và đường phố đều được phác họa giống với thực tế. Thậm chí, chi tiết mỏ vàng, quán trà kiểu Nhật, đồ ăn ngập tràn trong chợ, cuộc sống về đêm, đều tương đồng với cuộc sống của người dân Cửu Phần. 


Nguồn ảnh: Internet 
Tổng hợp

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

10 loại bánh ngọt truyền thống có thể bạn chưa biết tên

Cùng khám phá 10 loại bánh ngọt truyền thống vô cùng nổi tiếng mà có thể bạn đã nhìn thấy nhưng chưa biết tên nhé! 

Pháp – Galette Des Rois


Galette Des Rois được làm bằng bột bánh mì khô rắc chút đường, nay đã trở thành một loại bánh ngọt khá phổ biến và bạn sẽ không quá khó khăn để tìm thấy loại bánh Vua này tại các cửa hàng bánh hoặc cà-phê ở Pháp.
Ngoài ra, nó còn được ưu ái với cái tên tiếng Anh “King’s Cake”. Người Pháp sẽ dùng chiếc bánh ngọt này được ăn sau Giáng sing hay trong tuần đầu tiên của tháng Giêng. Chiếc bánh thường có một hình nộm em bé nhỏ (được cho là đại diện cho Chúa lúc bé) làm bằng nhựa được giấu bên trong hoặc ở dưới và người nào tìm được miếng bánh có bức tượng trên sẽ nhận được nhiều quyền lợi và may mắn. 

Nhật Bản – Mochi


Người Nhật Bản cúng bánh Mochi vào các ngày Tết, Tết Trung Thu… để cầu nguyện cho sự trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa. Họ tin rằng ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm. Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật.

Đức – Black Forest Cherry Cake 


Loại bánh ngọt này có nguồn gốc từ phía Đông Nam nước Đức, khu vực Rừng Đen (Schwarzwälder). Khu rừng này có rất nhiều cây anh đào. 
Theo một tục lệ từ xưa, khi mỗi đôi trai gái cưới nhau, họ đến đây và trồng một cây anh đào, cũng chính vì câu chuyện đó mà Rừng Đen trở thành một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ở Đức. Từ hình ảnh đó, những người thợ làm bánh đã biến tấu các nguyên liệu để cho ra Black Forest Cherry Cake.

Ấn Độ - Mawa Cake 



Bánh Mawa bao gồm sữa, có một chút hương vị của cây bạch đậu khấu và các loại hạt như hạnh nhân hoặc hạt điều. Mawa là sữa đông cứng thu được qua quá trình nấu sữa rất chậm để chất lỏng bay hơi. Đây là loại bánh truyền thống ở Mumbai.

New Zealand và Australia – Pavlova 


Được đặt tên theo tên của vũ công ba lê nổi tiếng người Nga – Anna Pavlova, chiếc bánh ngọt này được tạo ra trong chuyến thăm New Zealand của nữ vũ công. Nhắc tới Pavlova, lập tức người ta nghĩ đến đặc trưng nổi bật của nó: chiếc bánh không làm từ bột mì hay các nguyên liệu ngũ cốc.

Pavola đơn thuần là làm từ lòng trắng trứng đánh bông với không có cốt bánh bông lan như những loại bánh kem khác. Bên ngoài bánh bao phủ bởi nhiều loại trái cây khác nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ - Revani 


Người Thổ Nhĩ Kỳ làm Revani từ bột hòn (đây là một loại bột dùng làm bánh pudding của người phương Tây), trứng, đường, và bột mì. Sau đó, bánh lại được kết hợp với một loại si-rô đặc trưng của Thổ Nhĩ Kì làm từ đường kính, nước và chanh.

Bánh Revani được thưởng thức rất đặc biệt. Người Thổ không ăn lạnh cũng không ăn nóng, họ để nó cùng với nhiệt độ phòng. Nếu muốn tăng thêm hương vị khác biệt, khi ăn, họ sẽ thêm một chút kem sữa vào bánh của mình.

Mexico – Tres Leches Cake 


Tres Leches Cake không chỉ là chiếc bánh truyền thống của Mexico mà nó đã trở thành một loại bánh phổ biến ở khắp Nam Mỹ. Tres Leches Cake được ngâm trong ba loại sữa, Sữa sẽ cô đặc và bốc hơi thường xuyên. Lớp kem phía trên cùng dùng để tăng tính hấp dẫn cho món bánh thường được đánh bằng kem hoặc từ lòng trắng trứng đánh bông với đường. 

Italia – Panettone 


Panettone là một loại bánh mì ngọt truyền thống của Italia, bắt nguồn từ phía Bắc của nước này. Panettone là món bánh ngọt tráng miệng không thể thiếu trong những bữa ăn vào dịp Giáng sinh và đêm giao thừa của người Italia. 

Nhân của những chiếc bánh Panettone có thể được làm từ các loại kẹo dẻo trái cây hay nho khô. Thông thường, Panettone ăn kèm với các loại rượu hoặc các loại đồ uống nóng như sôcôla nóng.

Nam Phi – Vetkoek “Fat Cake”


Những người dân Hà Lan nhập cư đến Nam Phi đã mang theo chiếc bánh Vetkoek vào khoảng năm 1800, sau đó chiếc bánh “Fat Cake” đã trở nên phổ biến hơn ở các nước này. 

Bánh có hình tròn nhỏ và chiên trong dầu (có phải vì lẽ đó mà người Nam Phi đã hài hước gọi nó là Bánh Béo). Vetkoek có thể gồm hai phiên bản: bánh ngọt chứa đầy phô mai hay mứt, bánh mặn lại gồm các loại thịt khác nhau.

Scotland – Dundee cake 


Bánh Dundee là bánh trái cây truyền thống của Scotland được làm từ nho khô và cà chua. Ở một số phiên bản Dundee khác bạn sẽ thấy có cả quả anh đào. Chiếc bánh truyền thống của người Scotland xốp, nhẹ và có hương vị rất phong phú. Để thêm hương vị và độ ẩm, người ta thường thêm rượu Whisky Scotland vào bánh.

Cũng như những chiếc bánh truyền thống khác, Dundee thường được người Scotland ăn vào những ngày đặc biệt như Giáng sinh. 

Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo: Tạp chí Elle Việt Nam 

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Nhập gia tùy tục để tránh những sự cố khi đi du lịch

Mỗi quốc gia sẽ có một vài điểm khác biệt trong cách ứng xử và văn hóa giao tiếp, vậy nên "nhập gia" thì phải "tùy tục". Linh hoạt trong lời nói, hành động để có một chuyến du lịch bổ ích, vui vẻ mà không gặp phải những sự cố đáng tiếc khi thiếu hiểu biết về con người và tập tục nơi bạn đến. 

Bày tỏ lòng thành kính ở Thái Lan


Quốc giáo của Thái Lan là Phật giáo. Vì vậy, họ rất coi trọng tầng lớp tăng lữ, tu hành. Bạn nên bày tỏ lòng thành kính của mình mỗi khi gặp các sư thầy.Không được phép có những lời nói hoặc hành động xúc phạm đến Đức Vua, thậm chí là không được xé hình Đức Vua. 

Cẩn thận khi dùng cử chỉ bằng tay khi đến Bali (Indonesia)


Tại thiên đường du lịch biển đảo này, bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi lựa chọn đồ tắm vì người dân ở đây khá bảo thủ và họ là những người theo đạo Hồi.

Khi giao tiếp với người bản địa, hãy hết sức lưu ý đến cử chỉ tay. Nếu bạn sử dụng ngón trỏ để chỉ, điều này sẽ bị coi là vô cùng thô lỗ. Việc ăn bằng tay trái cũng bị người Bali cho là không lịch sự.

Mời rượu những người khác ở Nhật Bản và Hàn Quốc


Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bạn tự rót rượu cho mình tại Nhật Bản vì việc mời rượu những người khác thể hiện phép lịch sự cơ bản. Dù bạn chỉ ăn uống xã giao với một vài người bạn, việc tự mình rót thêm rượu cũng được coi là thiếu lịch sự. Nếu là người khui rượu, bạn nên rót hết cho tất cả mọi người trước rồi mới rót cho bản thân. Người Nhật Bản sẽ rất coi trọng chuyện đó.

Ở Hàn Quốc, phong tục rót rượu tương đối khác với Nhật Bản vì bạn chỉ cần phải mời rượu khi đi chung với những người thuộc tầng lớp cao hơn hoặc tiền bối của mình. Nếu họ mời bạn uống, hãy dùng hai tay và nâng ly lên để bày tỏ sự tôn trọng. Khi rượu được rót ra, hãy làm những hành động giống như đang ngửi rượu. Việc đó được cho để tỏ lòng kính trọng với những người lớn tuổi và nhiều người Hàn Quốc vô cùng để ý đến chuyện này. 

Khi đến Paris, hãy chú ý các quy tắc trong ăn uống 


Người Pháp chỉ bắt đầu bữa ăn sau khi bàn ăn đã sẵn sàng cho tất cả mọi người. Khi ăn họ luôn ngồi thẳng lưng khi đưa thức ăn vào miệng. Và điều quan trọng nhất là khi nhai thì mím miệng và tuyệt đối không nhai và mở miệng cùng 1 lúc như thế sẽ rất mất lịch sự.

Người dân ở đây khá coi trọng những nguyên tắc. Nếu bạn muốn gọi thêm một chiếc bánh sừng bò, tốt nhất hãy thật lịch sự nói với người phục vụ. Bạn nên chào hỏi mọi người trước, dù là vào nhà hàng, khách sạn hay bất kỳ cửa hàng nào. 

Những chiếc bánh mì trong nhà hàng cũng có những quy tắc nhất định. Bạn không nên ăn khi người phục vụ vừa mang ra mà hãy để nó lại cho phần ăn tiếp theo với phô mai. 

Không ăn uống trên phương tiện công cộng khi đến Singapore


Singapore nổi tiếng là đất nước sạch hàng đầu thế giới, do đó vấn đề về an toàn sức khoẻ và vệ sinh môi trường vô cùng được chú ý. Luật Singapore quy định không ăn uống trên tàu ngầm, xe buýt…nếu vi phạm sẽ bị phạt hành chính để răn đe. 

Đừng chạm vào người khác giới nơi công cộng tại Ấn Độ 



Vì rất nhiều lý do về văn hóa, tôn giáo mà khi đến Ấn Độ, bạn đừng bao giờ chạm vào người khác giới. Đó là hành động cấm kị và bất lịch sự đối với họ. Nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ bị mời về sở cảnh sát. 

Không dùng tay nhận tiền thối lại ở châu Âu 


Khi bạn mua bất cứ thứ gì ở chợ hoặc cửa hàng tại châu Âu, người bán hàng thường đặt tiền của bạn xuống quầy hoặc đặt trong một cái đĩa cong nhỏ thiết kế đặc biệt để đặt tiền thối. 

Người châu Âu không thích đưa tiền thối lại trực tiếp vào tay bạn - ngay cả khi bạn đang đứng trước mặt họ và đã sẵn sang đưa tay nhận số tiền thối lại của mình. Vậy cho nên, bạn hãy đợi người bán hàng đặt tiền xuống quầy, rồi mới lấy lại tiền thừa, tuyệt đối không nên vội vàng lấy tiền từ trên tay họ. Điều đó sẽ khiến nhiều người khó chịu. 

Đừng làm động tác Ok ở Thổ Nhĩ Kỳ 


Đây là hành động phổ biến trên toàn thế giới nhưng kì lạ thay ở đất nước Thổ Nhĩ Ky, động tác Ok thể hiện cho sự tục tĩu. Hãy nhớ kĩ điều này để không trở thành kẻ kì quặc và bất lịch sự khi đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nhé! 

Đến Dubai đừng thể hiện tình cảm trước mặt mọi người


Bạn biết không, nếu đến Dubai mà bạn thể hiện tình cảm trước mặt mọi người như nắm tay, ôm, hôn nhau được xem là phạm pháp. Điều này thật sự khó hiểu đối với hầu hết các du khách nhưng nhập gia là phải tuỳ tục nên bạn hãy tuân thủ điều này khi đến Dubai.


Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp. 

Bài đăng phổ biến