Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

10 loại bánh ngọt truyền thống có thể bạn chưa biết tên

Cùng khám phá 10 loại bánh ngọt truyền thống vô cùng nổi tiếng mà có thể bạn đã nhìn thấy nhưng chưa biết tên nhé! 

Pháp – Galette Des Rois


Galette Des Rois được làm bằng bột bánh mì khô rắc chút đường, nay đã trở thành một loại bánh ngọt khá phổ biến và bạn sẽ không quá khó khăn để tìm thấy loại bánh Vua này tại các cửa hàng bánh hoặc cà-phê ở Pháp.
Ngoài ra, nó còn được ưu ái với cái tên tiếng Anh “King’s Cake”. Người Pháp sẽ dùng chiếc bánh ngọt này được ăn sau Giáng sing hay trong tuần đầu tiên của tháng Giêng. Chiếc bánh thường có một hình nộm em bé nhỏ (được cho là đại diện cho Chúa lúc bé) làm bằng nhựa được giấu bên trong hoặc ở dưới và người nào tìm được miếng bánh có bức tượng trên sẽ nhận được nhiều quyền lợi và may mắn. 

Nhật Bản – Mochi


Người Nhật Bản cúng bánh Mochi vào các ngày Tết, Tết Trung Thu… để cầu nguyện cho sự trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa. Họ tin rằng ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm. Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật.

Đức – Black Forest Cherry Cake 


Loại bánh ngọt này có nguồn gốc từ phía Đông Nam nước Đức, khu vực Rừng Đen (Schwarzwälder). Khu rừng này có rất nhiều cây anh đào. 
Theo một tục lệ từ xưa, khi mỗi đôi trai gái cưới nhau, họ đến đây và trồng một cây anh đào, cũng chính vì câu chuyện đó mà Rừng Đen trở thành một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ở Đức. Từ hình ảnh đó, những người thợ làm bánh đã biến tấu các nguyên liệu để cho ra Black Forest Cherry Cake.

Ấn Độ - Mawa Cake 



Bánh Mawa bao gồm sữa, có một chút hương vị của cây bạch đậu khấu và các loại hạt như hạnh nhân hoặc hạt điều. Mawa là sữa đông cứng thu được qua quá trình nấu sữa rất chậm để chất lỏng bay hơi. Đây là loại bánh truyền thống ở Mumbai.

New Zealand và Australia – Pavlova 


Được đặt tên theo tên của vũ công ba lê nổi tiếng người Nga – Anna Pavlova, chiếc bánh ngọt này được tạo ra trong chuyến thăm New Zealand của nữ vũ công. Nhắc tới Pavlova, lập tức người ta nghĩ đến đặc trưng nổi bật của nó: chiếc bánh không làm từ bột mì hay các nguyên liệu ngũ cốc.

Pavola đơn thuần là làm từ lòng trắng trứng đánh bông với không có cốt bánh bông lan như những loại bánh kem khác. Bên ngoài bánh bao phủ bởi nhiều loại trái cây khác nhau.

Thổ Nhĩ Kỳ - Revani 


Người Thổ Nhĩ Kỳ làm Revani từ bột hòn (đây là một loại bột dùng làm bánh pudding của người phương Tây), trứng, đường, và bột mì. Sau đó, bánh lại được kết hợp với một loại si-rô đặc trưng của Thổ Nhĩ Kì làm từ đường kính, nước và chanh.

Bánh Revani được thưởng thức rất đặc biệt. Người Thổ không ăn lạnh cũng không ăn nóng, họ để nó cùng với nhiệt độ phòng. Nếu muốn tăng thêm hương vị khác biệt, khi ăn, họ sẽ thêm một chút kem sữa vào bánh của mình.

Mexico – Tres Leches Cake 


Tres Leches Cake không chỉ là chiếc bánh truyền thống của Mexico mà nó đã trở thành một loại bánh phổ biến ở khắp Nam Mỹ. Tres Leches Cake được ngâm trong ba loại sữa, Sữa sẽ cô đặc và bốc hơi thường xuyên. Lớp kem phía trên cùng dùng để tăng tính hấp dẫn cho món bánh thường được đánh bằng kem hoặc từ lòng trắng trứng đánh bông với đường. 

Italia – Panettone 


Panettone là một loại bánh mì ngọt truyền thống của Italia, bắt nguồn từ phía Bắc của nước này. Panettone là món bánh ngọt tráng miệng không thể thiếu trong những bữa ăn vào dịp Giáng sinh và đêm giao thừa của người Italia. 

Nhân của những chiếc bánh Panettone có thể được làm từ các loại kẹo dẻo trái cây hay nho khô. Thông thường, Panettone ăn kèm với các loại rượu hoặc các loại đồ uống nóng như sôcôla nóng.

Nam Phi – Vetkoek “Fat Cake”


Những người dân Hà Lan nhập cư đến Nam Phi đã mang theo chiếc bánh Vetkoek vào khoảng năm 1800, sau đó chiếc bánh “Fat Cake” đã trở nên phổ biến hơn ở các nước này. 

Bánh có hình tròn nhỏ và chiên trong dầu (có phải vì lẽ đó mà người Nam Phi đã hài hước gọi nó là Bánh Béo). Vetkoek có thể gồm hai phiên bản: bánh ngọt chứa đầy phô mai hay mứt, bánh mặn lại gồm các loại thịt khác nhau.

Scotland – Dundee cake 


Bánh Dundee là bánh trái cây truyền thống của Scotland được làm từ nho khô và cà chua. Ở một số phiên bản Dundee khác bạn sẽ thấy có cả quả anh đào. Chiếc bánh truyền thống của người Scotland xốp, nhẹ và có hương vị rất phong phú. Để thêm hương vị và độ ẩm, người ta thường thêm rượu Whisky Scotland vào bánh.

Cũng như những chiếc bánh truyền thống khác, Dundee thường được người Scotland ăn vào những ngày đặc biệt như Giáng sinh. 

Nguồn ảnh: Internet
Tham khảo: Tạp chí Elle Việt Nam 

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Nhập gia tùy tục để tránh những sự cố khi đi du lịch

Mỗi quốc gia sẽ có một vài điểm khác biệt trong cách ứng xử và văn hóa giao tiếp, vậy nên "nhập gia" thì phải "tùy tục". Linh hoạt trong lời nói, hành động để có một chuyến du lịch bổ ích, vui vẻ mà không gặp phải những sự cố đáng tiếc khi thiếu hiểu biết về con người và tập tục nơi bạn đến. 

Bày tỏ lòng thành kính ở Thái Lan


Quốc giáo của Thái Lan là Phật giáo. Vì vậy, họ rất coi trọng tầng lớp tăng lữ, tu hành. Bạn nên bày tỏ lòng thành kính của mình mỗi khi gặp các sư thầy.Không được phép có những lời nói hoặc hành động xúc phạm đến Đức Vua, thậm chí là không được xé hình Đức Vua. 

Cẩn thận khi dùng cử chỉ bằng tay khi đến Bali (Indonesia)


Tại thiên đường du lịch biển đảo này, bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi lựa chọn đồ tắm vì người dân ở đây khá bảo thủ và họ là những người theo đạo Hồi.

Khi giao tiếp với người bản địa, hãy hết sức lưu ý đến cử chỉ tay. Nếu bạn sử dụng ngón trỏ để chỉ, điều này sẽ bị coi là vô cùng thô lỗ. Việc ăn bằng tay trái cũng bị người Bali cho là không lịch sự.

Mời rượu những người khác ở Nhật Bản và Hàn Quốc


Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bạn tự rót rượu cho mình tại Nhật Bản vì việc mời rượu những người khác thể hiện phép lịch sự cơ bản. Dù bạn chỉ ăn uống xã giao với một vài người bạn, việc tự mình rót thêm rượu cũng được coi là thiếu lịch sự. Nếu là người khui rượu, bạn nên rót hết cho tất cả mọi người trước rồi mới rót cho bản thân. Người Nhật Bản sẽ rất coi trọng chuyện đó.

Ở Hàn Quốc, phong tục rót rượu tương đối khác với Nhật Bản vì bạn chỉ cần phải mời rượu khi đi chung với những người thuộc tầng lớp cao hơn hoặc tiền bối của mình. Nếu họ mời bạn uống, hãy dùng hai tay và nâng ly lên để bày tỏ sự tôn trọng. Khi rượu được rót ra, hãy làm những hành động giống như đang ngửi rượu. Việc đó được cho để tỏ lòng kính trọng với những người lớn tuổi và nhiều người Hàn Quốc vô cùng để ý đến chuyện này. 

Khi đến Paris, hãy chú ý các quy tắc trong ăn uống 


Người Pháp chỉ bắt đầu bữa ăn sau khi bàn ăn đã sẵn sàng cho tất cả mọi người. Khi ăn họ luôn ngồi thẳng lưng khi đưa thức ăn vào miệng. Và điều quan trọng nhất là khi nhai thì mím miệng và tuyệt đối không nhai và mở miệng cùng 1 lúc như thế sẽ rất mất lịch sự.

Người dân ở đây khá coi trọng những nguyên tắc. Nếu bạn muốn gọi thêm một chiếc bánh sừng bò, tốt nhất hãy thật lịch sự nói với người phục vụ. Bạn nên chào hỏi mọi người trước, dù là vào nhà hàng, khách sạn hay bất kỳ cửa hàng nào. 

Những chiếc bánh mì trong nhà hàng cũng có những quy tắc nhất định. Bạn không nên ăn khi người phục vụ vừa mang ra mà hãy để nó lại cho phần ăn tiếp theo với phô mai. 

Không ăn uống trên phương tiện công cộng khi đến Singapore


Singapore nổi tiếng là đất nước sạch hàng đầu thế giới, do đó vấn đề về an toàn sức khoẻ và vệ sinh môi trường vô cùng được chú ý. Luật Singapore quy định không ăn uống trên tàu ngầm, xe buýt…nếu vi phạm sẽ bị phạt hành chính để răn đe. 

Đừng chạm vào người khác giới nơi công cộng tại Ấn Độ 



Vì rất nhiều lý do về văn hóa, tôn giáo mà khi đến Ấn Độ, bạn đừng bao giờ chạm vào người khác giới. Đó là hành động cấm kị và bất lịch sự đối với họ. Nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ bị mời về sở cảnh sát. 

Không dùng tay nhận tiền thối lại ở châu Âu 


Khi bạn mua bất cứ thứ gì ở chợ hoặc cửa hàng tại châu Âu, người bán hàng thường đặt tiền của bạn xuống quầy hoặc đặt trong một cái đĩa cong nhỏ thiết kế đặc biệt để đặt tiền thối. 

Người châu Âu không thích đưa tiền thối lại trực tiếp vào tay bạn - ngay cả khi bạn đang đứng trước mặt họ và đã sẵn sang đưa tay nhận số tiền thối lại của mình. Vậy cho nên, bạn hãy đợi người bán hàng đặt tiền xuống quầy, rồi mới lấy lại tiền thừa, tuyệt đối không nên vội vàng lấy tiền từ trên tay họ. Điều đó sẽ khiến nhiều người khó chịu. 

Đừng làm động tác Ok ở Thổ Nhĩ Kỳ 


Đây là hành động phổ biến trên toàn thế giới nhưng kì lạ thay ở đất nước Thổ Nhĩ Ky, động tác Ok thể hiện cho sự tục tĩu. Hãy nhớ kĩ điều này để không trở thành kẻ kì quặc và bất lịch sự khi đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nhé! 

Đến Dubai đừng thể hiện tình cảm trước mặt mọi người


Bạn biết không, nếu đến Dubai mà bạn thể hiện tình cảm trước mặt mọi người như nắm tay, ôm, hôn nhau được xem là phạm pháp. Điều này thật sự khó hiểu đối với hầu hết các du khách nhưng nhập gia là phải tuỳ tục nên bạn hãy tuân thủ điều này khi đến Dubai.


Nguồn ảnh: Internet
Tổng hợp. 

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Thu đến rồi, cùng khám phá những thành phố lãng mạn ở châu Âu

Luôn được ca ngợi là xứ sở của sự lãng mạn, châu Âu khoác lên mình một màu sắc nhẹ nhàng, dịu dàng những cũng không kém phần quyến rũ. Bạn sẽ cảm thấy được yêu thêm lần nữa khi bước chân vào những thiên đường lãng mạn này vào dịp thu sắp đến.

Florence, Ý


Florence, hay còn được gọi là Firenze. Florence là thành phố chính của Tuscany, nằm ngay trung tâm nước Ý. Tuy chỉ là một thị trấn nhỏ, nhưng vẫn có thể chiêm ngưỡng được những tuyệt tác tại nơi đây, từ những lâu đài cổ kính, những nhà thờ lâu đời cho đến những bảo tàng đậm chất nghệ thuật. Khung cảnh bình yên dịu dàng nhẹ nhàng cùng với dòng sông Amo, Florence như một cỗ máy thời gian, đưa châu Âu trở về thời kì Phục hưng. Những mái ngói đỏ cùng với bầu trời trong xanh hòa quyện vào nhau như tạo nên một bức tranh đẹp đến nỗi không thể nào quên thị trấn bé nhỏ này.

Paris, Pháp


Vốn được ví von là kinh đô ánh sáng, Paris luôn nằm trong danh sách những thành phố lãng mạn bật nhất mà ai cũng muốn ghé qua. Có nhà thờ Đức Bà với kiến trúc gothic tráng lệ và đầy hoài niệm, một bảo tàng Louvre với thiết kế độc đáo dành cho những ai yêu nghệ thuật. Hay trao nhau những nụ hôn nồng nàn dưới chân tháp Eiffel cùng ánh đèn lung linh.

Santorini, Hy Lạp


Hình ảnh đặc trưng gợi nhớ đến đảo Santorini chính là những mái vòm xanh biếc trên những ngôi nhà màu trắng cùng những mảng tường mang màu sắc rực rỡ. Kiến trúc mái vòm và cửa sổ đối xứng nhau đồng nhất hòa cùng sắc xanh của biển tạo sự hài hòa cho hòn đảo độc đáo này.

Amsterdam, Hà Lan


Nằm cạnh bờ sông Amstel, Amsterdam khoác lên mình hình ảnh một thành phố cổ điển hình thường thấy ở châu Âu. Ngồi trên thuyền lướt nhẹ trên các con kênh dày đặc của Amsterdam và cảm nhận sự yên bình. Trong đó nổi bật là con kênh Raamgracht, một trong những con kênh thơ mộng với những ngôi nhà thơm ngát hoa hồng.

Vienna, Áo


Là nơi sinh ra của thiên tài âm nhạc Mozart, thủ đô xinh đẹp và cổ kính bậc nhất của Áo, Vienna là tổng thể của sự lãng mạn pha chút cổ xưa. Không thể đếm hết được số thi ca đã say đắm với Vienna, dùng những lời lẽ hoa mỹ để ca ngợi thành phố xinh đẹp này.

Prague, Cộng hòa Czech


Luu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ điển mang đậm dấu ấn lịch sử, Prague mang một vẻ đẹp độc đáo giữa hiện đại và cổ kính. Viên ngọc quý của châu Âu với những phong cảnh kỳ vĩ, mạnh mẽ đến thế nhưng cũng không kèm theo sự lãng mạn ẩn sâu bên trong thành phố xinh đẹp này.

Budapest, Hungary


Được mệnh danh là "trái tim của châu Âu", thủ đô tráng lệ của Hungary luôn được nhiều nhà làm phim chọn bối cảnh cho các tác phẩm điện ảnh. Budapest là trường hợp vô cùng đặc biệt khi nó là sự kết hợp của hai thành phố đối lập nhau: thành phố Buda và thành phố Pest ở hai bên bờ sông Danube thơ mộng.

Nguồn ảnh Internet

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Check-in những cánh đồng hoa đẹp trên thế giới

Không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của hoa, khách tham quan du lịch tại những cánh đồng hoa này còn có cơ hội ghi lại cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp. 

Hoa oải hương (Provence, Pháp)


Cánh đồng hoa oải hương tại vùng Provence ở Pháp được xem là một trong những cánh đồng hoa oải hương đẹp nhất trên thế giới. Một chuyến đi đến vùng Luberon là một lần tận hưởng một bữa tiệc hấp dẫn cho các giác quan: ngắm vẻ đẹp của sắc hoa, ngửi mùi thơm nồng nàn và thưởng thức hương vị độc đáo của món ăn được chế biến từ hoa oải hương. Ở đây, cảm giác hối hả, tấp nập đến nghẹt thở của phố thị xa hoa, hào nhoáng như ngưng lại và người ta chỉ còn đón nhận cuộc sống êm ả diễn ra với một tốc độ chậm chạp hơn. 

Hoa cẩm tú cầu (Kamakura, Nhật Bản)


Với nền đất giàu dinh dưỡng cùng khí hậu ôn đới là điều kiện thích hợp để phát triển nhiều loài hoa khác nhau tại Nhật Bản, trong đó có hoa cẩm tú cầu. Meigetsuin là một ngôi đền được xây dựng bởi giáo phái Rinzai ở Kamakura, nó được biết đến với những hàng rào cẩm tú cầu tuyệt đẹp. Bạn sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp của cẩm tú cầu ở đây.

Hoa đỗ quyên (Daegu, Hàn Quốc)


Khi nhắc đến hoa đỗ quyên tại Hàn Quốc thường đi kèm với những lễ hội hoa được tổ chức hằng năm. Hoa đỗ quyên thường mọc thành bụi, sống gần dưới gốc cây và nở vào mùa xuân. Với những bụi hoa đỗ quyên có tuổi đời trên 30 năm, cả cánh đồng hoa như nở rộ đầy sắc hồng nhẹ nhàng đầm thắm không thua kém gì hoa anh đào.

Hoa tulip (Lisse, Hà Lan)


Hình ảnh cánh đồng hoa tulip rực rỡ đầy sắc màu cùng với chiếc cối xay gió chính là biểu tượng đặc trưng cũng như niềm tự hào của người dân Hà Lan. Thị trấn Lisse là nơi trồng hoa lớn nhất ở Hà Lan từ thời trung cổ. Vườn hoa Keukenhof nằm phía tây nam Amsterdam là một trong những vườn hoa lớn nhất thế giới, hoa tulip trong vườn đã trở thành tác phẩm nghệ thuật, một thiên đường hoa dành cho những người yêu thích thiên nhiên.

Hoa hướng dương (Lâm Đồng, Việt Nam)


Xứ sở cao nguyên Lâm Đồng nằm gần thành phố Đà Lạt luôn đa dạng màu sắc, thơ mộng và lãng mạn. Với phong cảnh và kiến trúc đặc trưng, khi mùa hướng dương về, tất cả sẽ hòa quyện thành một bức tranh hữu tình không kém gì khung cảnh của một đất nước châu Âu nào.

Nguồn Internet

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Gà trống Gô-loa - biểu tượng quyền uy của nước Pháp

Những chú gà trống được người Pháp đánh giá là loài vật đúng giờ, luôn cảnh giác và dũng cảm, giống với tính cách của người dân nước này.
Xem thêm: Du lịch hè ngắm hoa oải hương

Khi đội tuyển quốc gia Pháp đi giao đấu, mọi người trên thế giới đều gọi họ với biệt danh "Những chú gà trống Gô-loa". Qua năm tháng, tên gọi này trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên có không ít du khách cảm thấy tò mò và không hiểu tại sao người Pháp lại được gọi là gà trống Gô-loa (Gaulois).

Việc lấy gà trống Gô-loa làm biểu tượng, trước hết nó bao hàm sự chơi chữ hài hước của người Pháp. Tổ tiên của họ là người Gô-loa (Gauiois), trong tiếng Latinh viết là Gallus. Mà trong tiếng Latinh, từ này còn có nghĩa là "gà trống".

Gà trống cũng xuất hiện trên đồng xu của nước Pháp. Ảnh: Couleurnature.

Ngoài ra gà trống còn là một con vật giữ vai trò thiết yếu của vùng nông thôn. Nó được ví như đồng hồ báo thức và người giám hộ. Hàng ngày, những con gà trống thức dậy gọi bình mình, hiên ngang đi vòng quanh trang trại để bảo vệ bầy đàn. Nó cũng sở hữu một ngoại hình đẹp đẽ: oai vệ với mào đỏ rực, đuôi dài màu xám xanh cong lên như những đoản kiếm. Sự cảnh giác và lòng dũng cảm của những chú gà trống đã trở thành lý do khiến nó trở thành biểu tượng của người Pháp.

Thời trung cổ, gà trống Gô-loa được người Pháp sử dụng như một biểu tượng tôn giáo, thể hiện niềm hy vọng và đức tin. Hình ảnh những con gà trống thường xuất hiện trên các tháp chuông nhà thờ, tháp canh.

"Chân dung" một chú gà trống Gô-loa của nước Pháp. Ảnh: Couleurnature.

Vào thời kỳ Phục Hưng, hình ảnh những con gà trống được gắn liền với sự hình thành của nước Pháp. Dưới các vương triều ở thời kỳ này, các bản chạm khắc và đồng tiền đều mang hình ảnh gà trống. Nó cũng xuất hiện trên lá cờ trong cuộc Cách mạng Pháp và tượng trưng cho sự kiên cường, lòng dũng cảm của người dân nước này trong thế chiến thứ hai. Ngoài ra, phần lớn người Pháp đến bây giờ vẫn coi gà trống Gô-loa là biểu tượng của sự chân thành và tươi sáng.

Ngoài ra, trong lịch sử xa xưa của nước Pháp, chính quyền cũng chính thức công nhận gà trống thể hiện bản sắc quốc gia. Nó có mặt trên đồng tiền, chiếc mũ đỏ của các chiến sĩ cách mạng... Hình ảnh ẩn dụ của thần Bác ái luôn có một cây gậy mang trên đầu một con gà trống.

Đội tuyển bóng đá Pháp thường được truyền thông quốc tế gọi là "những chú gà trống Gô-loa". Ảnh: Wiki.

Trong giai đoạn 1870-1940, cánh cổng sắt của điện Elysées (Phủ tổng thống ngày nay) được trang trí bằng một con gà trống và gọi là "Cổng gà trống". Ngày nay, du khách tới Pháp vẫn có thể chiêm ngưỡng cánh cổng này cũng như tìm thấy biểu tượng gà trống ở bảo tàng Louvre hay điện Versailles.

Hiện nay, gà trống Gô-loa không còn là biểu tượng chính thức của nước Cộng hòa Pháp, nhưng nó vẫn thể hiện một khía cạnh nào đó về quốc gia này. Đặc biệt, nó vẫn là biểu tượng của các đoàn vận động viên quốc gia trong các cuộc đua tài thể thao quốc tế.
 
(Theo VnExpress)

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Sắc tím trên cánh đồng hoa oải hương mùa hè

Đến Provence, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng sắc tím lãng mạn trên từng cánh đồng oải hương đẹp dịu dàng và nồng nàn đến khó quên.
Xem thêm: Valensole tím mùa hoa Levender (Hoa oải hương)
Tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, trên khắp thành phố cổ kính miền Nam nước Pháp, bạn luôn bắt gặp cánh đồng lavender (oải hương) nở rộ, khoe sắc tím lãng mạn, tạo nên bức tranh phong cảnh nên thơ và quyến rũ.

Dù đi đến đâu ở Provence, bạn vẫn có thể nhìn ngắm loài hoa đẹp này vì sự hòa quyện của sắc và hương giữa không gian mênh mông. Những cánh đồng hoa oải hương tím ngắt trải dài tới chân trời là hình ảnh được nhiều người ưa thích và nổi tiếng trên khắp thế giới.

Vẻ đẹp lãng mạn của loài hoa oải hương không chỉ khiến cho nhiều người đắm say, mà còn góp phần tạo nên sự quyến rũ bởi mùi hương dễ chịu.

Trên những vùng quê thanh bình, bạn còn bắt gặp những làng hoa đẹp dịu dàng lãng mạn luôn tỏa hương thơm nồng nàn.

Ngoài ngắm những cánh đồng hoa lãng mạn, khi chọn hành trình đến miền Nam nước Pháp - Tây Ban Nha - Andorra, bạn còn được trải nghiệm những cung đường mùa hè trời Âu đầy quyến rũ.

Bạn sẽ đến tham quan cầu Saint-Benezet nằm ở khu lịch sử của thành phố Avignon.

Thành phố Barcelona, nơi hội tụ một di sản văn hóa tráng lệ, là trung tâm văn hóa quan trọng và địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Ban Nha.

Bạn sẽ được đến thăm công quốc Andorra, nằm ở phía sườn Nam của dãy Pyrénées, giữa biên giới nước Pháp và Tây Ban Nha. Đây là xứ sở đẹp nhờ các hẻm núi và các thung lũng có sông Valira chảy qua và được bao bọc bởi các đỉnh núi cao.

Đan xen trên cung đường là những lâu đài nguy nga. Chambord là một trong những lâu đài tráng lệ nhất của Pháp.

(Theo VnExpress)

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Chuyện kể về sân vận động có tên 'sang chảnh' nhất nước Pháp

Sân vận động Công viên các hoàng tử hiện là sân nhà của đội bóng nổi tiếng Paris Saint German, trước đây từng là nơi giải trí của các bậc vua chúa.
Xem thêm: Bí kíp để có chuyến du lịch tiết kiệm ở Paris

Parc des Princes là một trong những sân vận động hiện đại nhất nước Pháp, với sức chứa lên đến 48.712 chỗ ngồi. Đây cũng là nơi diễn ra trận giao đấu giữa các đội như Romania - Thụy Sĩ (15/6), Bồ Đào Nha - Áo (18/6) hay Bắc Ireland - Đức (21/6) trong mùa Euro 2016.

Nhiều du khách đều cảm thấy lạ lẫm khi nghe đến cái tên Parc des Princes - nghĩa là sân vận động Công viên các hoàng tử. Cái tên lạ lùng này được bắt nguồn từ việc công trình đây được xây dựng trên địa điểm từng là nơi săn bắn, giải trí của hoàng gia và quý tộc Pháp. Từ năm 1973, Parc des Princes chính thức trở thành sân nhà đội bóng nổi tiếng Paris Saint - German.
 
Công viên các hoàng tử được xây dựng từ năm 1897 và tái xây dựng vào năm 1932, do kiến trúc sư Roger Taillibert chịu trách nhiệm chính. Ảnh: cfnews.

Trước đó, nơi đây được chọn làm địa điểm tổ chức nhiều sự kiện nổi tiếng. Một trong số đó phải kể đến giải đua vòng quanh nước Pháp Tour de France, các trận chung kết cúp châu Âu, Euro 1984 hay World Cup 1998. Từ năm 1998, các sự kiện mang tầm cỡ thế giới được tổ chức tại đây bắt đầu thưa thớt dần do sự xuất hiện của một "đối thủ" đáng gờm khác mang tên Stade France.

Sân Parc des Princes chính thức được khánh thành ngày 4/6/1972, sau lần thứ hai xây dựng lại. Tại thời điểm đó, nó trở thành một trong những địa điểm độc đáo, hiện đại và sang trọng nhất thế giới.

Đến thời điểm hiện tại, Parc des Princes được cải tạo, nâng cấp hơn 10 lần. Tuy nhiên sức chứa của sân vẫn không thay đổi bởi những lần nâng cấp, các nhà quản lý chỉ tập trung hiện đại hóa các dịch vụ tiện ích hoặc sửa sang lại khán đài, mái che.

Trước đó, sân cũng cũng được sử dụng đa chức năng nhưng vào năm 1967, tướng Charles de Gaulle quyết định rằng nơi đây chỉ nên sử dụng cho các trận đá bóng và bóng bầu dục. Ảnh: Lemonde.fr.

Du khách khi tới Paris tham quan, nhất là các fan bóng đá đều không muốn bỏ qua cơ hội ghé thăm sân bóng có "xuất thân" hoàng gia này. Khi tới đây, du khách có thể mua thực phẩm, đồ uống trên quầy ở mặt đất và lối đi trước khi vào tầng hai. Nơi đây có bày bán khá nhiều loại nước ngọt, cà phê. Tại những trận đấu căng thẳng, có nguy cơ cổ động viên của hai đội xung đột, bia sẽ không được phục vụ hoặc bày bán. Đồ ăn nhẹ tại sân được đánh giá là khá nghèo nàn, khi bạn chỉ có thể mua khoai tây chiên, hamburger, bánh mì hay một thanh kẹo nhỏ.

"Khi bạn đang trong chuyến du lịch tới thành phố Paris, đã ghé thăm Eiffel, bảo tàng Louvre, nhà thờ Đức Bà và những điểm nổi bật ở thủ đô nước Pháp và vẫn còn thời gian, vui lòng ghé thăm Parc de Princes xem một trận bóng của đội Paris Saint-Germain. Bạn sẽ được đắm mình trong bầu không khí sôi nổi trong sân vận động. Điều này chắc chắn sẽ làm cho tour quanh thành phố của bạn thậm chí còn đáng giá hơn nhiều lần", trang Stadiumjourney gợi ý cho du khách.


Công viên các hoàng tử nằm ở quận 16, cạnh rừng Boulogne, thuộc phía tây nam của Paris. Các cổ động viên của đội Paris Saint-Germain được đánh giá là khá ồn ào. Do đó vào những ngày có đội bóng yêu thích của họ thi đấu, du khách đứng cách sân một quãng xa vẫn nghe thấy tiếng họ reo hò.

Bạn có thể dễ dàng đến tham quan sân vận động này bằng tàu điện ngầm bằng cách ra ở ga Porte de Saint Cloud - nơi này cách sân khá gần.

Trong trường hợp bạn muốn đến đây bằng xe hơi, địa chỉ của sân là 24, Rue de Commandant Guilbaud, 70156 Paris. Nếu may mắn, bạn có thể đậu xe ở cách sân khoảng gần một km.

Giá vé vào sân ở Paris được đánh giá là đắt đỏ. Do đó nếu muốn xem một trận đấu ở đây, du khách thường phải bỏ ra 20 - 100 Euro, nếu bạn có thẻ hội viên giá vé sẽ được bán rẻ hơn. Vào những ngày có trận cầu đỉnh cao, giá vé có thể lên đến 150 Euro.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Marseille - nơi gấu Nga đụng độ sư tử Anh

Bỏ qua "trận chiến thành Marseille" đẫm máu tối 11/6 của cổ động viên Nga và Anh sau trận hòa 1-1, thành phố nằm ở miền nam này còn hấp dẫn du khách bởi những công trình, di tích lịch sử in đậm dấu ấn văn hóa Pháp cổ xưa.
Xem thêm: Turin - thành phố của thiên thần và ác quỷ

Trước khi Marseille được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới với trận chiến đẫm máu của holigan (cổ động viên hiếu chiến) Nga và Anh, nơi này cũng thu hút bởi rất nhiều công trình, di tích lịch sử ấn tượng. Một trong số đó là nhà nguyện Augustins. Đây là một nhà nguyện nhỏ, xinh xắn nằm đối diện Old Port, thu hút khá nhiều du khách khi tới thăm thành phố nằm bên bờ biển Địa Trung Hải này.


The Chateau d'If là pháo đài nằm ở ngoài khơi bờ biển Marseille, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở đây bởi là nguồn cảm hứng để đại văn hào người Pháp Alexandre Dumas viết cuốn tiểu thuyết "Bá tước Monte Cristo".


Với cái nắng gay gắt của mùa hè, du khách có thể giải nhiệt khi tới các bãi tắm. Cách Paris hơn 700 km, du khách có thể đi bằng tàu cao tốc TGV chỉ mất 3 giờ, còn nếu đi bằng ôtô, phải mất 8-10 tiếng kể cả thời gian nghỉ ngơi trên đường.


Le Marché de la Pêche - khu chợ cá được nhiều du khách miêu tả là "đẹp như tranh vẽ" nằm ở Old Port. Chợ bắt đầu mở từ 8h sáng, kết thúc vào lúc 11h.


Chợ hoa Marche aux Fleurs diễn ra hàng ngày, nằm trong một công viên nhỏ nằm gần nhà thờ Saint Vincent de Paul. Marseille thuộc tỉnh Provence - nơi được coi là một trong những địa điểm sản xuất nước hoa hàng đầu thế giới. Sẽ không mấy ngạc nhiên khi người Marseille cũng rất yêu hoa và đến đây, du khách có thể mua về những bóa hoa tươi thắm, hoặc đơn giản là chụp ảnh để lưu lại khung cảnh lãng mạn này.


Calanques de Marseille (Vũng đá Marseille) là một dãy núi đá gồ ghề, trải dài từ bờ biển phía nam - nơi có làng chài thơ mộng Cassis. Đây là một địa danh còn khá mờ nhạt với hình dung của người Việt Nam, nhưng nó lại rất nổi tiếng và hút khách đối với dân du lịch bụi châu Âu. Mọi người thường đổ xô đến đây để leo núi, trekking... vào mùa hè, đặc biệt là cuối tuần.


Đối với những du khách là fan của trái bóng tròn, Marseille còn được biết đến bởi đang sở hữu đội bóng nổi tiếng: Marseille FC. Đội được thành lập vào năm 1899 và sân vận động nổi tiếng nơi đây là Velodrome.


Một địa điểm hút khách ở thành phố này là bức tượng đầy uy quyền, khắc họa chân dung thánh Jesus và Đức mẹ đồng trinh Maria, được đặt bên hiên ngoài nhà thờ Notre Dame de la Garde Basilica.


Nhà hát quốc gia Marseille (Théâtre National de Marseille) là một trong những nhà hát cổ nhất của thành phố. Nó nằm liền kề với Old Port.


Tháp đồng hồ cổ nằm ở phía bắc của Old Port, không xa tòa thị chính là bao. Tòa tháp màu trắng này tọa lạc ở một trong những nơi cổ nhất của thành phố.


Có hai công viên và vườn thu hút đông khách du lịch nhất Marseille là Parc Borely và Parc Pierre Puget. Nơi đây được biết đến với không khí trong lành, thoáng đãng, phù hợp là điểm vui chơi của những gia đình có con nhỏ.

(Theo VnExpress)

Bài đăng phổ biến